Đăng bởi: ngothebinh | Tháng Mười Một 13, 2012

20121113. QUỐC HỘI KỲ 4 KHÓA 13 VÀ CỬ TRI BÀN VỀ SỬA LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

CƠ QUAN PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG NÊN ĐỘC LẬP

Bài của  pv CHUNG HOÀNG trên VietNamNet 02/11/2012

 Nhiều đại biểu QH đề nghị lập một cơ quan hoàn toàn độc lập, tập hợp những cán bộ ưu tú, tinh túy nhất đang làm công tác phòng chống tham nhũng ở các đơn vị khác nhau.

Đề nghị lập ban chỉ đạo thi hành án vụ Vinashin
Chống tham nhũng: Thay cách đánh, người đánh
Đề xuất mở cuộc vận động tiết chế lòng tham

Làm thế nào để độc lập?

Thảo luận tại tổ về dự thảo luật PCTN sửa đổi chiều 2/11, ĐB Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) nhận thấy ta không thiếu các cơ quan chuyên trách PCTN nằm trong nhiều cơ quan chức năng nhưng tham nhũng không những không được đẩy lùi mà ngược lại ngày càng tràn lan.

Thậm chí ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) còn nhận định “bao nhiêu năm nay chúng ta đánh trận giả với tham nhũng”: Văn bản, chỉ thị đủ cả, bày binh bố trận đủ hết, nhưng không ai bị thương!

 

Do vậy, rất nhiều ĐB đồng tình với yêu cầu có một cơ quan đặc trách PCTN và cơ quan này phải độc lập, nhưng làm thế nào để độc lập vẫn là một trong những điều “lúng túng” mà dự thảo luật chưa giải quyết được, như Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nhận định.

“Các khâu thanh tra, kiểm toán, công tố đã có Viện Kiểm sát, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước thực hiện, song trong PCTN, khâu mũi nhọn quan trọng nhất là điều tra thì hiện chỉ có Công an là đầy đủ lực lượng cả về nhân sự, trình độ, kinh nghiệm… Nhưng đây là một cơ quan thuộc hệ thống hành pháp, liệu có thể hoạt động hiệu quả trong việc chống tham nhũng vốn không thể tránh khỏi động chạm?”, ông Thanh đặt vấn đề.

Ông Thanh chỉ ra tổ chức của bộ máy PCTN tới đây phải đảm bảo nắm trong tay tất cả các công cụ cần thiết để có thể trực tiếp xử lý các vụ án. ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cũng nhấn mạnh bộ máy này phải thực sự làm chứ không dừng lại ở chỉ đạo.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho biết sau khi dự nhiều buổi thảo luận về dự luật này, ông đã nghe không biết bao nhiêu đề xuất về Ban chỉ đạo: thuộc Chính phủ thì lo “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, thuộc QH không ổn vì QH làm luật chứ không điều hành, thuộc thiết chế Chủ tịch nước cũng không xong vì Chủ tịch nước sẽ làm một phần việc của hành pháp và tư pháp… nhưng lại không thể không có một cơ quan chỉ đạo thống nhất trong bối cảnh tham nhũng ngày càng trở thành nội xâm nguy hiểm.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo mạnh dạn đề nghị thành lập một cơ quan hoàn toàn độc lập, tập hợp những cán bộ ưu tú, tinh túy nhất đang làm công tác PCTN trong các đơn vị khác nhau. Ngoài ra, rất nhiều ĐB muốn làm rõ cơ quan này sẽ chỉ “chống” tham nhũng chứ không “phòng” nữa.

Nhấn mạnh việc thay đổi tổ chức của Ban chỉ đạo PCTN trung ương là để cụ thể hóa Nghị quyết TƯ 5, song Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn ủng hộ vì cho rằng “chỉ trực thuộc Đảng cơ quan này mới đủ mạnh, có thể xử lý tham nhũng kịp thời với tính răn đe cao”.

Ông Sơn chia sẻ thông tin ông nhận được: Ban chỉ đạo mới sẽ thực sự chỉ đạo toàn diện và trực tiếp quyết định với bộ máy dự kiến gồm Tổng Bí thư là trưởng ban, lãnh đạo cấp cao của các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội làm các phó ban, ủy viên có mặt tất cả các cơ quan trực tiếp tham gia công tác PCTN như thanh tra, kiểm toán, điều tra, công tố… Ông tin rằng việc ra quyết định xử lý tham nhũng sẽ không còn phải qua nhiều cấp như hiện nay.

Công khai tài sản?

Một “lúng túng” khác mà dự luật vẫn chưa khiến ĐB hài lòng là các quy định về kê khai và minh bạch tài sản – đã có từ luật năm 2005 mà đến nay vẫn bị phê là “hình thức”.

“Nhiều vị chức rất to, dân đều bảo là rất giàu nhưng kê khai tài sản cứ thấy chẳng có gì”, ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) phản ánh.

Theo ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc), cần những cơ chế xác minh được nguồn gốc của những tài sản tăng thêm. ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) thì cho rằng vấn đề quan trọng hơn cả là kiểm soát thu nhập một cách thường xuyên chứ không chỉ mỗi lần bổ nhiệm, bầu bán.

Đối với việc mở rộng phạm vi đối tượng kê khai tài sản, có ý kiến đồng ý tất cả công chức vì họ đều có nguy cơ tham nhũng, song cũng có ý kiến chỉ tập trung ở những người có chức có quyền, thực sự có điều kiện để tham nhũng.

Đối với những người này thì gia đình, con cái họ cũng phải kê khai tài sản, thu nhập để được kiểm soát, như ĐB Vũ Công Tiến (Lâm Đồng) nêu. Có người ủng hộ yêu cầu này như Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga nhưng cũng có người không đồng ý như ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) vì lo ngại xâm phạm các quyền công dân và quyền con người.

Việc công khai kê khai tài sản đến đâu cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Trong khi bà Lê Thị Nga thấy có hiện tượng “chọn hình thức hẹp, lạm dụng dấu mật” để hạn chế việc công khai, và nhiều ý kiến ĐB muốn công khai trên mạng Internet để “ai quan tâm cũng xem được”, thì cũng có ý kiến cho là không nên, như ông Đỗ Văn Đương nhấn mạnh việc tôn trọng bí mật cá nhân.

Các ĐB sẽ thảo luận tại hội trường về dự luật này ngày 9/11 tới.

  • C.Hoàng – X.Linh – T.Thủy – Ảnh: L.A.Dũng
     

ĐỀ NGHỊ LẬP BAN CHỈ ĐẠO THI HÀNH ÁN VỤ VINASHIN 

Bài của pv LÊ NHUNG trên VietNamNet 02/11/2012

 Giải trình trước QH, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho hay, sẽ phải đề nghị Thủ tướng thành lập ban chỉ đạo liên ngành đối với vụ Vinashin.

>> Bịt lỗ hổng pháp lý để tránh những Vinashin
>> Sau Vinashin, Vinalines, còn ‘Vina’ nào nữa?

950 tỷ đồng

Giải trình về số vụ án tồn đọng và số tiền chậm được thu hồi, ông Hà Hùng Cường cho biết, có một số tình huống mới đã phát sinh xung quanh vụ án Vinashin. Vụ việc tuy đã được đưa ra xét xử phúc thẩm xong tòa án Hải Phòng vẫn chưa chuyển cho cơ quan thi hành án vì đây là án chủ động thi hành.

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: Một số tình huống mới phát sinh xung quanh vụ Vinashin

Trong đó, riêng tiền phạt về phần dân sự đã lên tới 950 tỷ đồng. Do tình hình kinh tế khó khăn, việc bán đấu giá các tài sản, nhất là bất động sản sẽ bị chững lại nên Bộ trưởng Tư pháp e sẽ khó thu được từ Vinashin số tiền này. Chưa kể, đây là án chủ động chứ không phải chờ yêu cầu thi hành án, nên bất cứ khi nào bản án được chuyển sang cơ quan thi hành án là phải xử lý ngay.

“Kinh nghiệm từ những vụ án lớn trước đây ở các địa bàn phức tạp là Chính phủ phải thành lập Ban chỉ đạo như vụ EPCO Minh Phụng hoặc Tamexco, chúng tôi thấy rằng một trong những giải pháp tới đây đối với vụ Vinashin là phải đề nghị Thủ tướng cho thành lập Ban chỉ đạo liên ngành thì mới thi hành án được”, ông Cường nói.

Trước đó, nhiều ĐBQH đã phàn nàn tình trạng nhiều vụ án chậm được thi hành, số tiền thu được không đáng là bao, gây thất thoát.

Tiêu cực

Tổng Thanh tra Chính phủ sáng nay cũng đã giải trình với QH các vấn đề được đại biểu đặt ra trong ngày hôm qua, như tiêu cực trong xử lý tham nhũng, chuyện bao che, chạy tội…

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh: Có tình trạng thanh tra nhiều vụ việc nhưng chuyển cơ quan điều tra rất ít

Ông Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, có tình trạng thanh tra nhiều vụ việc nhưng chuyển cơ quan điều tra rất ít. Một trong các lý do là cán bộ thanh tra tiêu cực làm sai lệch hồ sơ, giảm nhẹ vi phạm.

Lý do khác, do tham nhũng là tội ẩn, khó xác định hành vi, nên một số vụ việc sau khi thanh tra rồi, xác định hành vi tham nhũng cũng không rõ được, nhất là với một số vụ án lớn được dư luận quan tâm vừa qua.

Việc xử lý người đứng đầu chưa được là bao bởi có sự tránh né, nể nang, sợ va chạm. Nhiều vụ việc chính người đứng đầu là người tham nhũng nhưng khi xử lý thì không gọi đích danh là xử người đứng đầu mà chỉ gọi tên hành vi tham nhũng, nên dư luận có cảm giác các vụ việc ít dần đi.

Ông Tranh cũng thừa nhận thực tế tỷ lệ thu hồi tài sản và tiền của Nhà nước còn rất thấp. Từ 2008- 2011, tỷ lệ thực hiện kết luận sau thanh tra chưa đến 30%. Năm nay phấn đấu sẽ tăng lên.

Nhiều giải pháp được Tổng Thanh tra Chính phủ đề cập, trong đó có việc sửa luật Phòng chống tham nhũng ngay tại kỳ họp lần này và kêu gọi QH, người dân cùng giám sát.

Truy cứu trách nhiệm người tiến cử

Cũng trong buổi sáng, phân tích chuyện tham nhũng, ĐBQH đã đưa ra nhiều góc nhìn khác về nâng cao kỷ luật, kỷ cương của bộ máy công vụ.

Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền: Có vấn đề gì thì tướng đổ cho đồng, đồng đổ cho tướng…

Theo Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền, việc phòng, chống tham nhũng hiệu quả kém một phần do căn bệnh cố hữu là ít ai chịu trách nhiệm chính. “Có vấn đề gì xảy ra thì tướng đổ cho đồng, đồng đổ cho tướng, cuối cùng đổ cho tập thể”, ông Quyền nói.

Nguyên nhân vì chưa có những quy định chặt chẽ trong hoạt động công vụ, trong khi đáng lý phải có luật Công vụ để quy định rõ ràng mối quan hệ trách nhiệm của từng cấp từ trưởng, phó tới nhân viên…

“Ta mới có luật Công chức, luật Viên chức, luật Tổ chức Chính phủ, Tổ chức HĐND, UBND song các luật này lại không xác định vị trí trách nhiệm của từng vị trí công tác. Chúng ta thiếu một luật công vụ rất quan trọng”, ông Quyền phàn nàn.

ĐBQH Lê Thanh Vân (Hải Phòng) cũng phản ánh, người có chức vụ liên quan đến tiền, đến quyền thì mới có điều kiện tham nhũng, còn người dân bình thường chắc chắn không có điều kiện.

Bởi vậy theo ông Vân, phải chấn chỉnh kỷ cương, tạo điều kiện rào cản chặt chẽ để công chức, viên chức phải là những người ưu tú.

“Yêu cầu thi tuyển khách quan, công tâm, đặc biệt là việc bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước cần phải có điều kiện về trách nhiệm đối với người tiến cử, đề cử, những người xét tuyển. Khi một người được bổ nhiệm mà vi phạm pháp luật thì phải truy cứu trách nhiệm cả những người tiến cử, đề cử và bổ nhiệm. Có như vậy thì mới chặn đứng được tệ mua quan, bán chức hiện nay”, ông Vân đề xuất.

Sau một ngày rưỡi thảo luận về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng và tội phạm, QH dành nửa buổi chiều nay để thảo luận tại tổ về luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi.

Lê Nhung – Ảnh: Minh Thăng

 “QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ CÙNG HỨA KHÔNG THAM NHŨNG”

Bài của pv  VNEconomy 01/11/201

 Đại biểu Võ Thị Dung đề nghị Quốc hội sẽ có những thông điệp lạc quan về quyết tâm chính trị và hành động tích cực để phòng, chống tham nhũng – Ảnh: MĐ.

Liên quan

Đây là đề xuất tha thiết của đại biểu Võ Thị Dung (Tp.HCM) tại phiên thảo luận về công tác phòng chống tội phạm và phòng chống tham nhũng của Quốc hội chiều 1/11.

Mong được “lượng thứ nếu có điều gì chưa đúng”, đại biểu Dung cho rằng ngay trong kỳ họp này Quốc hội cần có một thông điệp đến với cử tri và nhân dân cả nước “về việc 498 đại biểu và toàn bộ thành viên của Chính phủ sẽ tuyên hứa trước quốc dân đồng bào kể từ nay sẽ quyết tâm cao để hành động quyết liệt, đẩy lùi tham nhũng có hiệu quả và bản thân của mỗi đại biểu, mỗi thành viên Chính phủ sẽ không bao giờ phạm vào tội tham nhũng”.

Đối với cán bộ công chức trong bộ máy Nhà nước, theo nữ đại biểu này, những ai đã lỡ tham nhũng thì xin nhân dân, Quốc hội, Chính phủ tha thứ xem xét để không hồi tố, nhưng đồng thời kêu gọi sự tự giác, xử sự sao cho có đạo lý với tài sản bất minh đã có được.

“Một lần nữa, tự đáy lòng mình tôi tha thiết mong muốn trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ có những thông điệp lạc quan về quyết tâm chính trị và hành động tích cực để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả cũng như phòng, chống tội phạm, đem lại sự an dân”, bà Dung nhấn mạnh.

Trước đó, mở đầu phiên thảo luận buổi chiều, đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) đã đề nghị năm 2013 và các năm tiếp theo mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền giáo dục cho cán bộ công chức tiết chế lòng tham.

Đồng thời, đại biểu Đương cũng cho rằng cần mở cuộc vận động từ chức mà trước hết đối với các bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh trong các lĩnh vực để xảy ra bê bối, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng.

“Phấn đấu chức, quyền là một việc khó, giữ được chức, quyền còn khó hơn nhưng dám từ chức, từ bỏ chức vụ thì thực sự là anh hùng vì có lợi cho dân, cho nước. Nếu không làm được như vậy thì tới đây cũng nên đưa một số bộ trưởng mà dân bức xúc về các lĩnh vực, thí dụ như ngân hàng, xăng dầu, thủy điện ra bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm luôn”, ông Đương phát biểu.

Cũng liên quan đến trách nhiệm, băn khoăn của đại biểu Trương Thái Hiền lại liên quan đến việc kiểm điểm, phê bình và tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 chưa thấy có tổ chức, cá nhân nào có cán bộ bị tố giác, phát hiện có hành vi tham nhũng.

Trong khi đó, qua thanh tra và kiểm toán, chỉ trong năm 2012 đã kiến nghị thu hồi, xử phạt vi phạm hành chính, xuất toán, hoàn lại giá trị quyết toán cũng như các khoản nộp ngân sách nhà nước tổng số 59.227 tỷ đồng, gần 3.000 ha đất các loại của 520 tập thể và 899 cá nhân với số tiền gây thất thoát tham nhũng tương đương một năm Quốc hội đã bàn định tăng lương vào năm 2013.

“Như vậy, việc kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 có đạt yêu cầu không?”, đại biểu Hiền đặt câu hỏi.

Dẫn con số tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, gần 60.000 tỷ đồng rò rỉ chảy ra túi riêng của cá nhân, nhưng chỉ có 25 vụ/41 đối tượng bị xử lý hình sự, đạt 6,06% so với 899 cá nhân có hành vi vi phạm, đại biểu Hiền băn khoăn về độ cứng rắn của các biện pháp đã được áp dụng.

“Phải chăng do ta chưa tung ra đội quân hùng hậu chuyên nghiệp, để đấu tranh hay còn một nguyên nhân uẩn khúc nào khác mà ta chưa tìm ra”, đại biểu Hiền tiếp tục đặt vấn đề.

“Không thể một sớm, một chiều giải quyết được ngay tình trạng tham nhũng”, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Nhấn mạnh yêu cầu đổi mới cách nghĩ, cách làm mới có kết quả, nhưng Phó thủ tướng cũng cho rằng không thể nói ngay sau kỳ họp này tham nhũng giảm hẳn đi ngay lập tức.

Ông cũng hứa, Chính phủ sẽ quyết liệt hơn chỉ đạo đồng bộ hơn, kiên quyết hơn trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Song, trước hết Phó thủ tướng đề nghị các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan nhà nước cần tăng cường quản lý tốt hơn kinh tế – xã hội ngay nơi mình đang ở, đang làm việc, đang chịu trách nhiệm “để không thất thoát, không tham nhũng đồng tiền hạt gạo nào của nhân dân đã giao cho chúng ta quản lý”.

Sáng 2/11, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận tại hội trường về công tác phòng chống tội phạm và phòng chống tham nhũng.

ĐỀ XUẤT CỦA ỦY BAN QUỐC GIA  CHỐNG THAM NHŨNG QUỐC HỘI

Bài của pv TIẾN DŨNG -NGUYỄN HƯNG trên VNExpress 10/11/2012

Trước thực trạng tham nhũng trầm trọng, nhiều đại biểu đề nghị phải xem tội tham nhũng là tội hình sự nặng nhất, như tội phản quốc, chống lại chế độ; và bầu Tổng bí thư đứng đầu Ủy ban Quốc gia chống tham nhũng.
> Bỏ quy định Thủ tướng là Trưởng ban phòng chống tham nhũng

Ngày 9/11, thảo luật về luật Phòng chống Tham nhũng sửa đổi, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, tình trạng tham nhũng được nói đến rất nhiều, đã có một rừng luật, quy định… nhưng thực hiện chưa tốt và luật chưa chặt. Hơn nữa, việc sửa luật trong một kỳ là rất khó.

Để răn đe, ông Thuyền đề nghị, không được đặc xá, giảm án và tuyên án treo cho tội phạm tham nhũng. “Cần coi tham nhũng như tội phản quốc, buôn ma túy. Nếu không làm như thế thì chống tham nhũng không có hiệu quả”, đại biểu nói.

Đồng quan điểm, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng, dân có nhu cầu chính đáng là tiêu diệt chứ không phải là phòng chống tham nhũng nữa. Do đó, cần phải “xem tội tham nhũng là tội hình sự nặng nhất, như tội phản quốc, chống lại chế độ”.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đề nghị, không được đặc xá, giảm án và tuyên án treo cho tội phạm tham nhũng. Ảnh: Hoàng Hà

Cho rằng, 7 năm trước, việc Quốc hội thảo luận thông qua Luật phòng chống tham nhũng được coi như việc rèn thanh “Thượng phương bảo kiếm” nhưng đại biểu Dương Trung Quốc nhìn nhận, hiện quốc nạn này ngày càng như trầm trọng. Tham nhũng chủ yếu ở những người có quyền, và muốn có chức quyền thì phải là Đảng viên. Do đó, chống tham nhũng chính là bảo vệ Đảng.

“Trận cuối cùng 7 năm trường kỳ vẫn chưa hiệu quả. Điều đó nói lên rằng luật hiện hành thông qua năm 2005 đã thất bại. Nếu luật làm tốt, hẳn không có Vinashin, Vinalines. Chúng ta chống tham nhũng như đánh trận giả, khi ra trận súng nổ rất to nhưng không ai bị gì…”, ông Quốc thẳng thắn và cho rằng, điểm mấu chốt của vấn đề là không giao cho Chính phủ mà phải giao cho Đảng chỉ đạo.

Trước nhận định của đại biểu Nguyễn Minh Kha rằng “việc kê khai tài sản gần như không tác dụng”, đại biểu Trần Văn Độ tiếp lời: “Chưa có vụ tham nhũng nào được phát hiện do quá trình kê khai không đúng”. Và ông Độ đề nghị, bên cạnh việc kê khai minh bạch, cần khẩn trương kiểm soát thu nhập qua tài khoản để phòng ngừa tham nhũng tốt hơn.

Theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi, tất cả cán bộ, công chức, viên chức là Đảng viên phải công khai. Bản kê khai tài sản thu nhập nên được công khai ở nơi công tác và nơi cư trú nhằm tránh hình thức và là cơ sở để nhân dân giám sát, đánh giá. Nhưng ông Kha lo rằng, việc kê khai tài sản ở nơi cư trú khó thực hiện.

Còn đại biểu Thuyền đề nghị, cần thêm quy định con đã thành niên cũng phải kê khai tài sản bởi “nhiều cán bộ có con tự nhiên giàu một cách bất thường”. Và nếu không chứng minh được thì cần tịch thu tài sản đó. Đồng quan điểm, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng, phải làm rõ, con cái đi học nước ngoài từ nguồn nào?

Không hài lòng với dự luật, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương dẫn chứng: “Chưa từng thấy ai bị từ chối bổ nhiệm nếu kê khai không đúng. Anh em công chức bảo cứ kê khai vống lên, sau tài sản tăng lên là vừa. Thật chớ trêu, tôi chứng kiến cán bộ bị truy tố vì tham nhũng, sau đó ra tù lại được cơ quan tiếp nhận”.

Cho rằng, kê khai tài sản thể hiện sự trung thực của cán bộ, công chức nên phải kê khai hết, đại biểu Trần Đình Long đề nghị, nếu ai che giấu hoặc kê khai sai phải bị cách chức. “Tôi đề nghị Quốc hội cần ra ghị quyết kêu gọi các cán bộ, đảng viên tham nhũng tự thú, nộp lại tài sản, nếu không làm sẽ xử lý”, ông Long chưa phát biểu dứt lời, cả hội trường đã cười vang.

Đề xuất “thành lập cơ quan chống tham nhũng mang thiết chế nhà nước, có văn phòng ở các tỉnh nhưng thuộc chỉ đạo của Bộ chính trị” của đại biểu Trần Văn Độ nhận được nhiều ý kiến đồng tình. Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng, cần thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng mang tính nhà nước đủ mạnh. “Quốc hội nên bàn và sửa đổi nội dung chuyển Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng về Đảng”, ông này nói.

Trong khi đó, đại biểu Bùi Sỹ Lợi và Lê Đình Khanh lại đề nghị thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng của Quốc hội, xác lập cơ chế giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. “Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả, bên cạnh việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng của Đảng, cần lập cơ quan phòng chống tham nhũng của Quốc hội, năm làm 2-3 vụ lớn là được”, ông Khanh nói và nhắn nhủ rằng, tham nhũng đang gây bất bình cho xã hội, giảm lòng tin của nhân dân.

Trước một số ý kiến đề nghị thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng thuộc Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng nên gọi đó là Ủy ban Quốc gia về Phòng chống tham nhũng – cơ quan tối cao trực thuộc Quốc hội, có bộ máy hoạt động và bộ phận điều tra riêng.

“Tôi đề nghị bầu Tổng bí thư làm Chủ tịch ủy ban này. Việc Đảng lãnh đạo phòng chống tham nhũng là chính danh và hợp pháp. Cơ quan này vừa thuộc Quốc hội, vừa do Tổng bí thư đứng đầu, hợp với chức năng giám sát của Quốc hội, phù hợp các nghị quyết của Đảng, Trung ương về phòng chống tham nhũng, phù hợp nhu cầu thực tế, xóa bỏ rào cản, thủ tục, phù hợp lòng dân”, ông Nghĩa nói.

Không tin rằng đưa cơ quan điều tra phòng chống tham nhũng sang Quốc hội hay Đảng sẽ làm tốt hơn hiện nay, đại biểu Hồ Trọng Ngũ nhấn mạnh: “Yếu tố mấu chốt là cần có cơ chế kiểm soát minh bạch và chọn những người đứng đầu trung thành với chế độ”

Cho rằng các quy định trong dự thảo luật sửa đổi lần này chưa đầy đủ, đại biểu Phạm Đức Châu đặt câu hỏi: “Nhận quà là thẻ chơi golf trị giá cả tỷ đồng, có phải tham nhũng không?” Còn đại biểu Nguyễn Trung Thu mong mỏi: “Khi nào có đánh giá toàn diện hơn thì mới sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng”.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cũng đề nghị Quốc hội cân nhắc xem có thông qua dự luật tại kỳ họp này bởi khó có thể tiếp thu, chỉnh lý nhiều vấn đề phức tạp khi mà chỉ còn 10 ngày nữa là kết thúc kỳ họp. “Trước mắt, đề nghị chỉ thông qua luật sửa đổi một số điều cấp thiết liên quan đến Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và vấn đề kê khai tài sản. Đề nghị thảo luận dự luật này tại kỳ họp thứ 5 và thông qua vào kỳ họp thứ 6”, ông Cường nói thêm.

Trong khi đại biểu Trần Đình Long đề nghị kỳ họp này Quốc hội cho ý kiến và kỳ họp sau sẽ thông qua thì đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng, cần sửa ngay và thông qua Luật phòng chống tham nhũng.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho hay, đã có 48 đại biểu nêu ý kiến sôi nổi, thẳng thắn, tâm huyết, kiến nghị nhiều giải pháp cụ thể để phòng chống tham nhũng tốt hơn. Đa số tán thành và nhất trí cao phải sửa đổi và ban hành luật để giải quyết bất cập của luật hiện hành. Kê khai tài sản là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để đảm bảo thực chất của kê khai.

“Chúng tôi cho rằng, để thể chế hóa kịp thời, chỉ nên sửa những vấn đề đã rõ, đã chín. Những điều chưa rõ thì để lần khác”, ông Lưu nói và cho hay, Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.

Tiến Dũng – Nguyễn Hưng

DÂN MUỐN BIẾT ĐÍCH DANH AI TRỤC LỢI TỪ ĐẤT

Bài của pv LÊ NHUNG trên VietNamNet 07/11/2012

Thảo luận tại hội trường sáng nay, nhiều ĐBQH đề nghị làm rõ trách nhiệm sai phạm của cán bộ quản lý đất đai, nhất là trước thực trạng rất nhiều đại gia giàu lên từ đất và khiếu nại, tố cáo vẫn ngày càng “nóng”.

>> Giá đất phải công bằng
>> Giao tổ chức độc lập định giá đất

>> Giải quyết khiếu nại, tìm đúng sai không dễ

Đoàn giám sát của Thường vụ QH vừa qua đã tổ chức nhiều đoàn giám sát làm việc với các bộ ngành, địa phương về tình hình thực hiện chính sách pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo với các quyết định hành chính về đất đai.

Kết quả giám sát được báo cáo trước QH sáng nay, trong phiên thảo luận được truyền hình, phát thanh trực tiếp.

‘Một bộ phận’ nhỏ hay không nhỏ?

Để xảy ra tình trạng khiếu kiện gia tăng, theo đoàn giám sát, có một phần do sự thiếu trách nhiệm, không công tâm, khách quan của một bộ phận cán bộ, công chức, người đứng đầu trong quá trình thực thi công vụ. Đó là tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân. Một bộ phận cán bộ, công chức cơ sở sa sút phẩm chất đạo đức, tiêu cực, gian lận trong lập phương án bồi thường về đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, chia chác đất đai, bao che cán bộ sai phạm.

Phát biểu sau đó, Phó trưởng đoàn ĐBQH Phú Yên Nguyễn Thái Học đề nghị phải nói rõ những cán bộ vi phạm, trục lợi là ai, ở đâu, thay vì cứ nói chung chung “một bộ phận”. Theo ông Học, trong bất cứ báo cáo nào, hễ cứ nói đến hạn chế, yếu kém là xuất hiện cụm từ “một bộ phận cán bộ sa sút” trong khi dân muốn biết đích danh. 

“Phải làm rõ là bộ phận đó nhỏ hay không nhỏ. Chỉ diễn ra dưới cơ sở hay ở nhiều cấp nhiều ngành?”, ông Học đề xuất. Cơ quan chức năng cũng thông tin rằng đã kiến nghị xử lý nhiều cán bộ làm sai, song lại không nêu rõ bao nhiêu trong số đó đã bị xử lý và việc xử lý đã thực sự nghiêm minh hay chưa.

Theo ông Học, ngoài sự thiếu sót trong chính sách pháp luật, thì hành xử của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai chính là nguyên nhân gia tăng khiếu kiện, và đoàn giám sát của QH cần chỉ rõ các sai sót này.

Riêng về  việc tiếp nhận xử lý đơn thư, báo cáo nói trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều nơi chưa làm tốt việc tiếp dân, còn tình trạng chỉ làm qua loa không hết trách nhiệm.

Đây là một nhận định cần được phân tích rõ, bởi theo ông Học, cán bộ là công bộc của dân, nhưng không làm tròn trách nhiệm. Ông Học đề xuất Chính phủ cần ban hành quy định lãnh đạo các nơi tăng cường đối thoại tiếp xúc với dân, ngoài tiếp định kỳ cần tăng thêm đối thoại trong những vụ việc, ở những tụ điểm nóng. Ông dẫn câu chuyện một người dân TP.HCM sau buổi đối thoại với Bí thư Thành ủy đã rút đơn khiếu nại và hài lòng bởi “chỉ mất 20 phút để giải quyết cho 20 năm đi khiếu kiện”.

Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 2 Ngô Văn Hùng chỉ ra thực trạng, cán bộ nhiều nơi đùn đẩy, né tránh giải quyết đơn thư của dân. Cấp dưới thì đẩy lên trên, trên lại đùn xuống dưới. Và thực tế là đang có nhiều đại gia giàu lên từ đất. 

Nhiều ĐBQH cũng chỉ ra tình trạng “vô cảm” của cán bộ, làm ngơ với quyền và lợi ích của dân. Nói như Phó đoàn ĐQBH Vĩnh Phúc Hồ Thị Thủy, sự vô cảm với bức xúc của dân đã khiến cho các vụ việc ngày càng kéo dài. Ngoài ra, còn có tình trạng “cố tình bao che cho sai phạm vì lợi ích nhóm, lợi ích dòng họ, lợi ích cá nhân”.

Thực trạng trên khiến dân đang ngày càng mất niềm tin “dân mất niềm tin là mất tất cả”, ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) lo lắng.

Xử nghiêm cán bộ trục lợi

Trong báo cáo đọc trước QH, Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu thừa nhận, có tới 70% đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đất đai. Tính chất, quy mô phức tạp ngày càng tăng, khiếu kiện phức tạp và kéo dài đang diễn ra ngày càng nhiều. Đa phần đơn thư đều xuất phát từ việc người dân không đồng tình với các quyết định của chính quyền. Số lượng khiếu nại, tố cáo đông người ngày càng tăng.

Nguyên nhân được cho là do hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên cả nước đã triển khai nhiều dự án lớn, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp và quá trình đô thị hóa, mở rộng, chia tách, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, chỉnh trang phát triển đô thị… liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư đã làm phát sinh những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp.

Nhiều kẽ hở pháp luật được chỉ ra, như chính sách đền bù, quyết định giao, cho thuê đất chưa minh bạch, thiếu dân chủ, giá đất đền bù chưa hợp lý. Theo đoàn giám sát,  khung giá đất ở tối đa tại đô thị hiện còn thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, nhất là những đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Giá đất do UBND tỉnh quy định mới chỉ bằng khoảng từ 40% đến 70% giá đất chuyển nhượng trên thực tế.

Đoàn giám sát đã kiến nghị ba nhóm giải pháp, mà trọng tâm là sửa luật Đất đai. Các ĐBQH bổ sung thêm giải pháp xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng trục lợi từ đất.

Phiên thảo luận tiếp diễn vào chiều nay.

Lê Nhung – Ảnh: Minh Thăng

QUẢN LÝ NGHIÊM SẼ KHÔNG MUA TẦU CŨ, BÊ TÔNG CỐT TRE

Bài của pv CHUNG HOÀNG trên VietNamNet 09/11/2012

 ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu hàng loạt lý lẽ cho thấy luật Phòng, chống tham nhũng đã tương đối tốt, vấn đề là thực hiện không nghiêm túc, thiếu giám sát, kiểm tra.

>> Mài sắc vũ khí báo chí chống tham nhũng
>> Tịch thu tài sản cố tình che giấu
>> Chống tham nhũng, đừng dùng ‘bình cũ rượu cũ’

 

Phát biểu của ĐB Nguyễn Văn Hiến tại phiên thảo luận chiều 9/11 về luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi:

Sau 6 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị TƯ 3 khóa X, thực hiện luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN), chúng ta chưa đạt được mục tiêu như ban đầu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tất nhiên có những hạn chế của luật PCTN và những luật khác có liên quan, nên việc đặt vấn đề sửa đổi luật để hoàn thiện hơn bao giờ cũng là cần thiết.

Tuy nhiên, đối với nước ta, trong tình hình hiện tại, kết quả đấu tranh PCTN phụ thuộc vào quyết tâm chính trị. Kết luận Hội nghị TƯ 5 cũng đã nêu nguyên nhân chủ quan, tổ chức thực hiện là chính, và nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên là nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu trong PCTN.

Tôi nghĩ không cần sửa đổi bất cứ luật nào, nếu với trách nhiệm quản lý nghiêm túc, sẽ không có hẳn một con tàu cũ được mua về; không cần sửa đổi bất cứ luật nào, nếu giám sát tốt, sẽ không có bê tông cốt tre, những con đường tiền tỷ vừa làm xong đã hỏng; không cần sửa đổi bất cứ luật nào, nếu người đứng đầu nghiêm túc thì cấp dưới sẽ không dám nhũng nhiễu…

Chúng ta đã có một luật PCTN tương đối tốt, nhưng mọi quy định của luật đều thực hiện không nghiêm túc, rất hình thức và thiếu giám sát, kiểm tra. Sửa đổi luật lần này, cử tri kỳ vọng rất nhiều, tuy nhiên thời gian chuẩn bị ngắn, các vấn đề sửa đổi bổ sung rất nhiều, ý kiến thảo luận tổ lại rất phân tán, lại chỉ thông qua một kỳ họp nên khó có thể yên tâm khi biểu quyết.

Chỉ về phạm vi sửa đổi, có 4 ý kiến ở 2 tổ đề nghị chỉ sửa duy nhất điều về Ban chỉ đạo PCTN trung ương. Có 47 ý kiến ở 15 tổ đề nghị sửa một số điều đã rõ, nhưng các ý kiến này cũng không thống nhất được đó là những điều nào.

Nhiều quy định trong dự thảo là luật hóa từ các nghị định của Chính phủ mà từ trước đến nay thực hiện không nghiêm.

Vấn đề kiểm soát tài sản, đổi mới phương thức thanh toán không mang lại hiệu quả, không phòng ngừa được tham nhũng vì chúng ta vẫn dùng tiền mặt trong tất cả mọi thanh toán.

Việc chuyển đổi vị trí công tác còn nhiều vướng mắc, mới chỉ chuyển đổi những người không giữ chức vụ, ít có khả năng tham nhũng hoặc chỉ tham nhũng vặt, nhưng dự thảo lần này vẫn giữ nguyên.

Khi tham nhũng là cá biệt, là ít, quy mô nhỏ thì có thể ngăn ngừa bằng chuyển đổi vị trí công tác, nhưng khi tham nhũng là phổ biến, là rộng khắp, quy mô lớn thì chuyển đổi vị trí công tác lại mở ra cơ hội tham nhũng mới.

Người đứng đầu cũng chưa được làm rõ về xử lý trách nhiệm. Xử lý tài sản tham nhũng chỉ áp dụng được khi tòa tuyên có tội tham nhũng tương ứng với tài sản chiếm đoạt, chưa có cơ chế tịch thu tài sản bất minh, nghi ngờ có tham nhũng.

Vai trò quan trọng của báo chí trong PCTN đã được chứng minh, cần có cơ chế bảo vệ báo chí chống tham nhũng, nếu không sẽ giảm nhiệt huyết của các nhà báo trong cuộc đấu tranh này.

Trong tình hình hiện nay, bên cạnh các biện pháp phòng ngừa, cần chú trọng quyết tâm đẩy mạnh các biện pháp chống tham nhũng, phải thay cách đánh, người đánh. Rất nhiều ĐB đề nghị thành lập cơ quan điều tra chống tham nhũng độc lập, nhưng vấn đề này chưa được nghiên cứu chu đáo…

Vì thế, tôi đề nghị QH xem xét chỉ bãi bỏ điều 73 luật hiện hành về Ban chỉ đạo PCTN trung ương, các vấn đề khác, nội dung khác cần được nghiên cứu thêm, kỹ lưỡng hơn nữa.

Chung Hoàng ghi – Ảnh: Minh Thăng

 BỎ QUY ĐỊNH THỦ TƯỚNG LÀ TRƯỜNG BAN PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

Bài của NGUYỄN HƯNG trên VNExpress 26/10/2012

Theo dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) trình Quốc hội sáng nay, quy định Thủ tướng là Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng đã được bỏ. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện nhất trí với sửa đổi này.
> ‘Tham nhũng nghiêm trọng, gây bất bình trong xã hội’ 

Sáng 26/10, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã trình dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trước Quốc hội. So với dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng trước, ngoài việc ít hơn 2 điều (108 so với 110), dự luật đã có nhiều chỉnh sửa.

Mô hình của Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng với 3 phương án sau khi xin ý kiến Thường vụ Quốc hội được Chính phủ thống nhất không đề cập đến trong luật. Quy định Thủ tướng là Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương đã được bỏ.

Trước đó, Hội nghị trung ương 5 (tháng 5/2012) đã thống nhất chủ trương thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương trực thuộc Bộ Chính trị; lập lại Ban Nội chính Trung ương, vừa thực hiện chức năng một ban Đảng, vừa là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương.

Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Ảnh: Nguyễn Hưng

Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhất trí với việc sửa đổi này và cho rằng: “Việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng bí thư làm Trưởng ban là để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đối với toàn bộ hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng”.

Về đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài tài sản, thu nhập, Chính phủ nêu 2 ý kiến. Ý kiến thứ nhất cho rằng, đối tượng kê khai gồm người có chức vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành và bổ sung thêm những cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên; ý kiến thứ hai cho rằng, đối tượng kê khai cần quy định tất cả những người có chức vụ, quyền hạn theo khoản 3 Điều 1 của Luật hiện hành. Dự thảo Luật thể hiện theo ý kiến thứ nhất.

Theo Ủy ban Tư pháp, quy định của Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành quan điểm kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tăng cường trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với tính hợp pháp về tài sản, thu nhập, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức hữu quan phát hiện hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, qua Báo cáo sơ kết 5 năm thi hành Luật phòng, chống tham nhũng cũng như qua kết quả giám sát, khảo sát của Ủy ban Tư pháp cho thấy, việc kê khai, minh bạch tài sản trên thực tế nhìn chung là hình thức, hiệu quả của việc phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện tham nhũng là rất thấp.

Cả hai phương án được cơ quan thẩm tra đánh giá chưa khắc phục hết các khó khăn, bất cập song đã mở rộng được phạm vi đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập và bổ sung một số quy định cụ thể về xác minh tài sản.

Đối với việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra hành vi tham nhũng, dù được quy định với 5 khoản trong một điều (điều 68) song, qua thẩm tra, Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc thực hiện còn gặp lúng túng và ở một số nơi chưa thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là trong Luật chưa quy định rõ căn cứ, cơ sở xác định trách nhiệm. Ví dụ như khái niệm về người đứng đầu, khi có hành vi tham nhũng xảy ra ở một bộ, ngành thì người đứng đầu được xác định là Trưởng phòng, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng hay Bộ trưởng…

Bên cạnh đó, ngay trong dự án Luật có những quy định còn chung, chưa rõ, có thể dẫn đến triệt tiêu hiệu quả của nhau, đó là “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự” (khoản 1 Điều 68) và “thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng” (khoản 1 Điều 72).

“Trên thực tế, việc thực hiện các quy định này dường như là một nghịch lý. Thủ trưởng càng tăng cường kiểm tra, thanh tra để phát hiện được càng nhiều hành vi tham nhũng trong nội bộ thì người đó lại càng phải chịu trách nhiệm vì để xảy ra nhiều hành vi tham nhũng. Do đó, việc bao che, che giấu hành vi tham nhũng rất khó tránh khỏi”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhận xét.

Ngoài ra, dù bổ sung quy định quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng song quy định chung như trong dự luật chưa bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, dẫn tới sự chồng chéo, chức năng, nhiệm vụ giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Công an và Viện KSND tối cao. Ủy ban Tư pháp đề nghị cần quy định cụ thể phạm vi trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đối với công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng.

Để khắc phục được các nhược điểm trong quá trình thực thi luật, Ủy ban Tư pháp đề nghị, các nội dung của dự án Luật sửa đổi lần này cần bám sát vào những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật cũng như trong Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, kiên quyết khắc phục tính hình thức, khẩu hiệu trong các quy định; bảo đảm các quy định phải toàn diện, cụ thể.

Về phạm vi sửa đổi, nhiều ý kiến đồng ý với Tờ trình của Chính phủ là cần sửa đổi toàn diện, nhưng cũng có ý nhiều kiến đề nghị chỉ tập trung sửa đổi một số điều thật sự bức xúc đang gây khó khăn, vướng mắc cho việc thi hành luật và thể chế hóa kịp thời Nghị quyết của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11.

Dự luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được thảo luận tại tổ và hội trường trước khi biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp.

Nguyễn Hưng

 CHỨC CÀNG CAO THAM NHŨNG CÀNG PHẢI XỬ NẶNG

Bài của pv CHUNG HOÀNG trên VietNamNet 10/11/2012

Tiếp tục thảo luận dự thảo luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) chiều nay (9/11), nhiều ĐB yêu cầu có những chế tài nặng tay, kiên quyết hơn đối với tội phạm tham nhũng.

>> Quản nghiêm sẽ không mua tàu cũ, bê tông cốt tre
>> Mài sắc vũ khí báo chí chống tham nhũng
>> Tịch thu tài sản cố tình che giấu

Cứ tham nhũng là buộc thôi việc

ĐB Nguyễn Thế Tuy (Lạng Sơn) thấy “xử lý các hành vi tham nhũng ở nước ta còn nhẹ, chưa tương xứng với mức độ nghiêm trọng mà tham nhũng gây ra, là một trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ”.

Ông Tụy đề nghị ghi rõ trong luật: “Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý ở khung hình phạt cao nhất theo quy định của pháp luật, chức vụ càng cao thì phải tăng nặng hình phạt. Các hành vi tham ô, tham nhũng liên quan đến thực hiện chế độ, chính sách xã hội, đóng góp nhân đạo, từ thiện cũng phải tăng nặng hình phạt”.

Ông Tụy cũng không đồng ý quy định chung chung “chịu trách nhiệm” mà muốn ghi rõ “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải bị cách chức về việc để xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ”.

“Nếu có văn hóa từ chức thì xin từ chức trước”, ĐB Lạng Sơn nói. “Có vậy họ mới ý thức hết trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, mới răn đe người khác, vì chống có hiệu quả là giải pháp tốt nhất để phòng có hiệu quả”.

ĐB Lê Đình Khanh

 ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) thì lưu ý sửa ngay một quy định trong dự thảo luật về việc “người có chức vụ quyền hạn mà chủ động từ chức khi có hành vi tham nhũng thì được giảm nhẹ trách nhiệm nhận kỷ luật hoặc hình sự”.

“Việc này đã vô tình gợi ý cho đối tượng có ý định tham nhũng ‘cứ tham nhũng đi, sẽ thoát tội nếu xin từ chức'”, ông Khanh chỉ ra.

ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) lại thấy cần một chế định chặn đứng tư tưởng “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Cần đưa chế định hồi tố vào trong luật để xử lý những trường hợp chưa phát hiện hoặc đã phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng nhưng vì lý do ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia hoặc vì lý do đặc biệt khác mà chưa thể xử lý vì hành vi tham nhũng khi họ còn đang đương chức.

Các ĐB lưu ý cả nguy cơ tham nhũng trong cán bộ, công chức. ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) chỉ ra: “Không phải hành vi tham nhũng nào cũng phát hiện được nhưng chừng nào nhận thức của cán bộ, công chức là nếu cứ tham nhũng là có thể bị phát hiện và xử lý nghiêm khắc thì mới có thể thực thi pháp luật có hiệu quả.”

Vì vậy ông Cương đề nghị “tất cả cán bộ, công chức, cứ tham những là buộc thôi việc, không có khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ thưởng gì hết”.

“Thật trớ trêu khi tôi chứng kiến có những trường hợp những công chức bị truy tố, đi tù vì những hành vi có liên quan đến tham nhũng về vẫn được cơ quan cũ tiếp nhận”, ĐB Ninh Thuận chia sẻ.

Mô hình UB quốc gia về phòng, chống tham nhũng

Rất nhiều ĐB đề nghị thành lập một cơ quan PCTN độc lập trực thuộc QH, nhưng luật sư Trương Trọng Nghĩa là người duy nhất cho đến nay dựng nên được mô hình tương đối hoàn chỉnh của cơ quan này.

Xem clip phát biểu của ĐB Trương Trọng Nghĩa:

Ủy ban quốc gia về PCTN, theo ĐB TP.HCM, là cơ quan tối cao của đất nước trong công tác này, trực thuộc cơ quan quyền lực cao nhất, có quy chế đặc biệt, không tương đương hay giống các ủy ban khác của QH, trực thuộc và chịu trách nhiệm trước QH, có bộ máy hoạt động riêng, trong đó có bộ phận điều tra riêng, chịu sự giám sát và chất vấn của UB Thường vụ QH, của các UB và các ĐB giữa và trong các kỳ họp.

Các chức danh của UB này như chủ tịch, các phó chủ tịch và ủy viên do QH bầu. UB này có một số đơn vị trực thuộc đảm trách các chức năng phòng ngừa, điều tra, giám sát phối hợp, pháp chế…

Ông Nghĩa đề nghị QH bầu ĐB Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng, làm Chủ tịch UB này. Tổng bí thư sẽ vừa là người phụ trách cao nhất công tác PCTN của Đảng, vừa có bộ máy tham mưu của Đảng là Ban Nội chính, vừa có bộ máy nhà nước thực hiện chức năng PCTN.

“Việc Đảng trực tiếp lãnh đạo PCTN như vậy là chính danh và hợp pháp”, luật sư Nghĩa nói. UB này độc lập với hành pháp và tư pháp, nhưng không chia cắt mà có sự phối hợp nhịp nhàng.

UB này có thẩm quyền điều tra đặc biệt cả về Nhà nước và Đảng, là điều tra PCTN, quản lý cán bộ công chức chứ không phải điều tra vụ án hình sự, nếu thấy đủ yếu tố buộc tội có thể chuyển cơ quan hình sự giải quyết tiếp hoặc chuyển Viện kiểm sát để truy tố, nhưng có khi chỉ cần chuyển cơ quan hành pháp hoặc tổ chức Đảng để xử lý. Việc điều tra có thể không dẫn đến án hình sự mà chỉ cách, hạ chức hoặc thuyên chuyển công tác, thu hồi tài sản bất minh.

Cơ quan này có những thẩm quyền điều tra do luật định và Đảng định, đối với cán bộ công chức mà Công an hoặc VKS không có, ngược lại không có một số thẩm quyền của hai cơ quan trên.

ĐB Trương Trọng Nghĩa khẳng định: Mô hình này phù hợp với Hiến pháp về quyền hạn và chức năng giám sát của QH, về sự lãnh đạo của Đảng và nhu cầu thực tế về PCTN, phù hợp xu hướng thế giới, hợp lòng dân và ĐBQH  về một cơ quan PCTN độc lập, có thẩm quyền đặc biệt, tinh nhuệ, liêm khiết.

Chung Hoàng – Ảnh: Minh Quang

“CỐ Ý LÀM TRAI” CŨNG LÀ THAM NHŨNG

Bài  của pv VIỆT ANH trên SGTT.VN 9/11/2012

 Nhắc lại sự kiện Tổng thống Nga Putin đã bãi nhiệm bộ trưởng Quốc phòng vì nghi có liên quan đến tham nhũng 100 triệu USD, đại biểu Lê Thị Yến (Phú Thọ) nói, Việt Nam có thể học tập cách làm này. Nhiều ý kiến thảo luận về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) tại hội trường Quốc hội ngày 9.11 được đánh giá là khá mạnh mẽ.

Cơ quan chống tham nhũng độc lập chỉ làm bộ máy phình to

 

Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) 

Nhận định về ý kiến nên thành lập một cơ quan độc lập của Quốc hội chống tham nhũng mà nhiều đại biểu bàn luận gần đây, bà Yến cho rằng, hiện nay đã có Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, đồng thời tồn tại ba cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng là cơ quan Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát. Những cơ quan này có bộ máy từ Trung ương đến cơ sở với quy mô rất lớn, có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn. Vì vậy, “nếu chúng ta tập trung chỉ đạo, có cơ chế rõ ràng, nâng cấp lên thì hoạt động về phòng, chống tham nhũng sẽ có hiệu quả hơn. Thay vào đó, nếu chúng ta hình thành một cơ quan độc lập của Quốc hội vào lúc này cùng với cơ quan kiểm toán của Quốc hội thì bộ máy phình ra rất lớn, tốn kém không nhỏ cho các chi phí nuôi dưỡng cơ quan này”, bà Yến nói.

Đồng tình với bà Yến, đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình), về thành lập cơ quan phòng, chống tham nhũng độc lập như nhiều đại biểu đề nghị, trong đó có thành lập cơ quan chống tham nhũng ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là không hợp lý. Để đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, nhiều quốc gia trên thế giới thành lập cơ quan điều tra tham nhũng độc lập với Chính phủ do Tổng thống điều hành, cơ quan này có quyền tiến hành phát hiện, khởi tố, điều tra ban đầu các hành vi tham nhũng và sau đó chuyển cho cơ quan chuyên trách để điều tra tiếp và truy tố trước Tòa án. Mô hình này rất hiệu quả, hành vi tham nhũng được phát hiện sớm được cơ quan tiến hành điều tra tham nhũng độc lập và cơ quan này đồng thời cũng là cơ quan giám sát hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra chuyên trách, đảm bảo xử lý kịp thời không bỏ lọt tội phạm, nên chăng Việt Nam cũng áp dụng mô hình này, thành lập cơ quan điều tra chống tham nhũng trực thuộc Chủ tịch nước?

Góp ý để công tác phòng chống tham nhũng đi vào thực chất, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) kiến nghị phải có cơ chế thu hồi tài sản. “Tôi nghĩ rằng đã cán bộ mà đối tượng phải kê khai, nhưng khi khám nhà anh nhiều vàng, nhiều USD thì đó là tiền bất hợp pháp chúng ta phải tịch thu”.

Theo ông Thuyền, trong luật này phải bổ sung hành vi là nếu không chứng minh được, không giải trình được hoặc không kê khai thì phải tịch thu tài sản đó, nhiều nước đã làm việc này. “Ví dụ anh mua gì đó mà quá khả năng thu nhập của anh thì anh phải chứng minh nguồn gốc tài sản đó ở đâu, còn nếu không được chúng ta tịch thu. Nếu chúng ta thấy không làm được việc này thì kê khai không có ý nghĩa gì”.

“Cố ý làm trái” cũng là tham nhũng

đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) 

Cũng theo ông Nguyễn Bá Thuyền, rõ ràng hành vi cố ý làm trái và tất cả các vụ án tham nhũng vừa rồi chúng ta đều chuyển sang xử cố ý làm trái: “Tôi cho rằng phải bổ sung hành vi này là hành vi tham nhũng. Tôi nói ví dụ, một con tàu chỉ có giá thị trường 100 tỷ nhưng mua 200 tỷ, chênh lệch đến 100 tỷ mà chúng ta chỉ xử được hành vi đó là cố ý làm trái thì rất không công bằng và rõ ràng chúng ta đã bỏ lọt hành vi tham nhũng”.

Đại biểu Thuyền ví dụ thêm: “Như chúng ta thấy một con đường rất dài nhà nước có thể làm hàng trăm tỷ nhưng lại cho tư nhân đầu tư một cầu con con để bán vé, tôi cho rằng đó là dấu hiện tham nhũng rất rõ. Những dự án chúng ta làm quy hoạch dự án này nhưng khi thu hồi đất xong chúng ta lại chuyển đổi sang làm việc khác. Tôi cho rằng những việc đó là hành vi tham nhũng, chúng ta phải được cụ thể hóa trong luật thì chúng ta mới chống được, còn mấy đồng chí cảnh sát có nhận mấy đồng của nhân dân thực ra chỉ gây bức xúc cho dư luận nhưng tham nhũng về chính sách, về chế độ này nó mới lớn. Tôi đề nghị lần này sửa thì phải bổ sung hành vi cố ý làm trái vào hành vi tham nhũng còn nếu không sửa được theo tôi nghĩ cũng không đảm bảo việc xử lý”.

“Chúng ta phải coi tham nhũng như ma túy, như tội phản quốc và chúng ta phải tuyên chiến với tham nhũng bởi tham nhũng đã thách thức sự lãnh đạo của Đảng”, ông Thuyền nhấn mạnh.

Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho biết thêm, phải đưa thêm ít nhất một hành vi nữa đó là ra quyết định sai, ra chủ trương, chính sách ban hành sai, cố ý hoặc vô ý nói chung do trình độ năng lực kém, hạn chế vào tội tham nhũng: “Phải quy ra ai bố trí cán bộ đó. Chúng ta phải làm rõ như thế, hay là vì lợi ích nhóm, hay vì vấn đề gì ở đây? Chúng ta nói là thất thoát, chúng ta chuyển đổi tội danh tham nhũng thì qua là cố ý làm trái gây hiệu quả nghiêm trọng, hay chúng ta dùng thuật ngữ thất thoát. Như đồng chí tổng thanh tra Chính phủ báo cáo cách đây mấy hôm tại hội trường này. Chúng ta nói là thất thoát hoặc chưa trả nợ lại được hoặc chưa xử lý nợ tốt… thì đó là cái gì? Vấn đề này chúng ta phải đưa vào xem đó là hành vi tham nhũng. Tôi đề nghị như vậy”.

Nêu bật nguyên nhân khiến tham nhũng vẫn hoành hành, đại biểu Huỳnh Nghĩa (TP Đà Nẵng) cho rằng, việc kê khai minh bạch tài sản thu nhập không phải là vấn đề mới. Việc này đã đặt ra từ nhiều năm nay, nhưng thực tế chỉ dừng lại ở việc kê khai rồi để đó, chưa có tác dụng trong thực tế, chưa được công khai, chưa góp phần kiểm soát tài sản thu nhập của đối tượng được kê khai để tăng cường cơ chế giám sát nhằm ngăn chặn tham nhũng.

Từ đó, ông Nghĩa đề xuất, Quốc hội cần xem xét quy định thêm một chế tài đủ mạnh có tác dụng bắt buộc người kê khai phải kê khai trung thực đầy đủ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cần thiết phải thiết kế một điều luật riêng, đặc biệt phải có chế tài tịch thu những tài sản cố tình che dấu không kê khai.

Đề nghị có thống kê gửi tiền ra nước ngoài

Đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) 

 Đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) đánh giá, việc thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài đang là một vấn đề rất thời sự, rất bức xúc trên các diễn đàn phòng, chống tham nhũng. Việc công dân, công chức nước ngoài hay công chức Việt Nam gửi tiền tham nhũng ra ngân hàng nước ngoài hoặc rửa tiền ở nước ngoài đang là hiện tượng phổ biến mà Chính phủ cần phải có thống kê, dự báo và phối hợp liên ngành thanh tra, ngân hàng Nhà nước và công an, tài chính để đấu tranh.

Bàn về việc bảo vệ người tố cáo, đại biểu Nguyễn Minh Kha (Cần Thơ) nói, tôi đề nghị quy định cụ thể áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ tuyệt đối an toàn cho người tố cáo, gia đình và người thân của họ, vì họ dám đứng ra tố cáo các hành vi tham nhũng. Không như dự luật là có dấu hiệu đe dọa, trả thù mới tính đến việc bảo vệ người tố cáo. Ai cũng biết tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn khi tai họa đến họ tính toán rất kỹ bằng mọi cách có thể để che giấu hành vi phạm tội, không từ một thủ đoạn nào, từ mua chuộc, lôi kéo, đe dọa, trả thù.

Đại biêu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) nhận định, hiện pháp luật cũng đã có nhiều quy định bảo vệ nhằm ngăn chặn các hành vi trả thù người tố cáo, nhưng cho đến nay chưa có những văn bản cụ thể đối với các biện pháp bảo vệ người tố cáo, nên họ dễ bị trả thù, trù dập. Nhìn chung cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng tiêu cực còn nhiều bất cập chưa phát huy hiệu quả. “Do vậy tôi chưa thấy thỏa đáng mà cần đưa vào luật này để bảo vệ người tố cáo tham nhũng, đồng thời có quy chế của Chính phủ bảo vệ người tố cáo tham nhũng sau khi Luật tố cáo có hiệu lực từ ngày 01/07/2012”, ông Lâm quả quyết.

Ông Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, nếu chúng ta nhận thấy vũ khí sắc bén của báo chí thì thay vì mài cho sắc nay để ta dũa cho cùn. Những biện pháp để bảo vệ nhân chứng hầu như vẫn chưa được khuyến khích để người dân có trách nhiệm vào cuộc. Phải mở ra một mặt trận rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong đó có báo chí vào cuộc, cũng có nghĩa là phải củng cố được lòng tin thì mới vào trận được, đáng tiếc đó là điều chưa thấy rõ lắm trong bản dự thảo lần này.

Việt Anh

TỊCH THU TÀI SẢN CỐ TÌNH CHE DẤU

Bài của pv LÊ NHUNG- MINH THĂNG trên VietNamNet 9/11/2012

Thảo luận về luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi sáng nay, các ĐBQH đề xuất con các vị lãnh đạo cũng phải kê khai tài sản, đồng thời tịch thu tài sản cố tình che giấu.

>> Mài sắc vũ khí báo chí chống tham nhũng

>> Việt Nam vẫn kê khai tài sản kiểu ‘đóng và kín’

>> Chống tham nhũng, đừng dùng ‘bình cũ rượu cũ’

Con lãnh đạo cũng phải kê khai tài sản

Hầu hết ĐBQH đều thống nhất quan điểm rằng kiểm soát được thu nhập người có chức vụ quyền hạn là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để phòng chống tham nhũng. Cách kê khai tài sản đang làm hết sức hình thức, không đạt mục đích song việc sửa luật lần này cũng chưa đáp ứng được mong muốn của cử tri.

ĐB Huỳnh Nghĩa: Tài sản bất minh phải bị tịch thu

 Phó trưởng đoàn ĐBQH Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa nói, lâu nay, do quy định chưa nghiêm minh nên rất nhiều tài sản có giá trị không được kê khai.

Ông Nghĩa đề nghị xây dựng chế tài để buộc cán bộ, công chức phải kê khai tất cả tài sản thuộc sở hữu. Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng có quyền tịch thu những tài sản che giấu cố tình không kê khai.

Ông Nghĩa cho rằng cơ quan chức năng nếu thấy việc kê khai của ai đó chưa trung thực thì hoàn toàn có quyền yêu cầu kê khai lại. Sau đó, có thể điều tra nguồn gốc và ra quyết định xử lý, tịch thu và sung công quỹ nhà nước nếu đó là tài sản bất minh. Cần có biện pháp mạnh để chống hiện tượng tẩu tán tài sản.

“Kiểm soát thu nhập của người có chức quyền là công cụ mấu chốt của phòng chống tham nhũng. Nếu không sẽ chỉ là hình thức”, ông Nghĩa nói.

Theo ông, năm 2005, QH đã đề nghị Chính phủ xây dựng nghị định kiểm soát thu nhập người có chức quyền, song cho đến nay vẫn “treo”. Luật sửa đổi lần này nên quy định luôn. Bởi một trong những yêu cầu quan trọng là phải kiểm soát và làm rõ được nguồn gốc của số tài sản tăng lên bất thường mà không giải trình được.

ĐB Nguyễn Bá Thuyền còn đề xuất kê khai cả tài sản của con cái lãnh đạo. Ông giải thích, nhiều lãnh đạo có con cái trưởng thành, giỏi giang, song bên cạnh đó cũng không ít con cái của các vị bỗng giàu lên bất thường. Bởi vậy, cần kê khai thêm tài sản các đối tượng này đảm bảo tính nghiêm minh.

“Chứ nếu không sẽ giống như trường hợp mà ĐB Dương Trung Quốc từng nói là đọc bản kê khai tài sản của nhiều lãnh đạo mà thấy còn nghèo hơn cả tôi. Trong khi dư luận nói tại sao con cái tiền nhiều thế”, ông Thuyền lý giải.

Rất nhiều ĐBQH cũng tán thành với đề xuất trên. Có ĐBQH còn đề xuất phải kê khai cả tài sản của cha mẹ, anh chị em ruột của những người có chức quyền. Trong quá trình sau kê khai, nếu phát hiện vàng, đôla, đất đai còn che giấu thì cơ quan chức năng có quyền tịch thu, sung công quỹ.

Nguy cơ tham nhũng cao nhất là ở… ban chỉ đạo

Một vấn đề khác cũng gây tranh cãi là việc thành lập cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng. Dự án luật đã bỏ quy định mô hình Ban chỉ đạo hiện nay, thay vào đó chuyển sang cơ quan Đảng. Tuy nhiên, ĐBQH vẫn muốn lập một cơ quan chuyên trách độc lập.

Theo ĐB Nguyễn Bá Thuyền, cử tri rất ủng hộ việc chuyển cơ quan chỉ đạo phòng chống tham nhũng hiện nay sang bên Đảng. “Vì đối tượng nguy cơ tham nhũng cao nhất nằm ở trong chính ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng nên chuyển đổi là hợp lòng dân”, ông Thuyền nói.

Ông Huỳnh Nghĩa đề xuất, nên lập một cơ quan điều tra tinh nhuệ đặt dưới sự lãnh đạo của Ban chỉ đạo Trung ương, hoạt động độc lập, đặc thù riêng, chế độ chính sách riêng.

Một số ý kiến khác đề xuất cơ quan này phải thuộc QH, song không phải tất cả đều tán thành. 

ĐB Mã Điền Cư

 ĐB Mã Điền Cư cho rằng chống tham nhũng là chức năng của Chính phủ còn QH chỉ có chức năng giám sát, không làm thay cơ quan nhà nước.

Chung ý kiến trên, ông Nguyễn Văn Minh đặt câu hỏi, nếu QH lập một cơ quan chuyên trách chống tham nhũng thì ai sẽ giám sát cơ quan này? Chưa kể, cơ quan chuyên trách có thể lập ở Trung ương, xong về địa phương thì sao?

Chánh án Tòa án quân sự Trung ương Trần Văn Độ nêu ý kiến khác, cần lập một cơ quan chuyên trách trực thuộc Trung ương và có cơ sở dưới địa phương, trong đó, các thành viên sẽ được bảo vệ. Quốc hội sẽ quy định chức năng quyền hạn cụ thể cho hoạt động của cơ quan này. “Bởi nếu chỉ để cho các cơ quan tổ chức riêng lẻ hoạt động như hiện nay thì không đủ mạnh để tuyên chiến với tham nhũng”, ông Độ góp ý.

Ngoài ra, các ĐBQH cũng đề xuất phải xác lập vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, nhất là với việc bổ nhiệm một số vị trí đặc biệt nhạy cảm. Bên cạnh đó, “cần tạo hành lang pháp lý cho các nhà báo chống tham nhũng. Đảm bảo cho báo chí có điều kiện tác nghiệp tối đa và được bảo vệ khi đưa tin viết bài về tham nhũng”, ĐB Bùi Sỹ Lợi nói.

QH tiếp tục thảo luận nội dung này vào buổi chiều.

  ĐB Dương Trung Quốc: “Vũ khí” báo chí bị giũa cùn

Nhìn lại 7 năm qua, việc chống tham nhũng tựa như đánh trận giả. Kế hoạch tác chiến rất hoành tráng, lực lượng ra quân rất hùng hậu, vậy mà khi lâm trận súng nổ rất to mà không sát thương được ai…

 

Nhắc lại để cho thấy không thể sửa luật nửa vời.

…Trong khi thừa nhận phần lớn vụ việc do báo chí và dân phát hiện, lẽ ra phải khai thác thế mạnh nói trên thì luật lại bổ sung quy định cơ quan báo chí có trách nhiệm cung cấp nội dung thông tin cho người đứng đầu Viện kiểm sát, y như ứng xử với người dưới quyền, trong khi không hề có biện pháp nào bảo vệ an toàn.

Lẽ ra phải là sự cộng tác có trách nhiệm thì lại đưa ra ràng buộc có điều kiện khiến nhà báo cảm thấy tốt nhất đừng dính vào chống tham nhũng lại tránh được cạm bẫy nguy hiểm. Như vậy, vũ khí sắc bén là báo chí thay vì mài cho sắc thì nay ta lại giũa cho cùn.

 Clip Dương Trung Quốc phát biểu:

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/96188/mai-sac-vu-khi-bao-chi-chong-tham-nhung.html

 Lê Nhung – Ảnh: Minh Thăng

 NĂN NỈ… “TIẾT CHẾ LÒNG THAM”

Bài của TUẤN DŨNG trên Quechoa 11/11/2012

 

Chỉ có trẻ con mới tin kẻ tham nhũng có “con mắt lương tâm”

Tại phiên thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng chiều 1/11, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đã có một đề xuất khiến nhiều người chú ý: trong năm 2013 và các năm tiếp theo, nên mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức tiết chế lòng tham: “Hãy dùng con mắt lương tâm của mình xem mình làm giàu bất hợp pháp đến mức nào, gây thiệt hại gì cho dân cho nước”.

Đại biểu Đương cũng đề xuất mở cuộc vận động từ chức, trước hết là với các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh trong các lĩnh vực để xảy ra bê bối, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng. Theo ông Đương, nếu phấn đấu chức quyền là một việc khó, giữ được chức quyền còn khó hơn, thì “dám từ bỏ chức vụ thực sự là anh hùng, vì có lợi cho dân cho nước”.

Không hiểu đề xuất của vị đại biểu Quốc hội nguyên là Phó viện trưởng Viện khoa học kiểm sát, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có ẩn ý gì không, nhưng ý tưởng của ông không khác là bao so với “ý tưởng” mà Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng từng kêu gọi dạo nào: nộp phí phương tiện cá nhân là thể hiện lòng yêu nước! Ở góc độ nào đó, còn có thể thấy đề xuất của ông Đương chẳng khác nào một sự năn nỉ, van nài. Mà sự năn nỉ, van nài nào đó thường chỉ diễn ra khi người ta đã cảm thấy bất lực.

Người ta có thể năn nỉ, van nài ai đó, chứ đối với những kẻ tham nhũng thì chỉ có trẻ con mới tin rằng chúng có “con mắt lương tâm”. Bởi nếu những kẻ tham nhũng có “con mắt lương tâm”, có lẽ Hội nghị Trung ương 4 đã chẳng phải ra Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, trong đó nhấn mạnh vấn đề kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Nếu có “con mắt lương tâm”, có lẽ “một bộ phận không nhỏ” kia cũng đã chẳng chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, thực dụng, sống xa hoa, phè phỡn trên nỗi thống khổ của người dân. Nếu những kẻ tham nhũng có “con mắt lương tâm”, thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã chẳng phải thốt lên rằng, trước đây chỉ có một con sâu, nay thì nhiều sâu lắm!

Bởi thế mà kêu gọi những kẻ tham nhũng dùng “con mắt lương tâm” để xem mình “làm giàu bất hợp pháp đến mức nào, gây thiệt hại gì cho dân cho nước” là một sự hão huyền đến mức khôi hài. Việc cần làm, phải làm và làm quyết liệt thật sự bây giờ là phải tìm cho ra “bầy sâu” để mà diệt, thay vì kêu gọi, vận động chúng thôi đục khoét, gặm nhấm tiền bạc, mồ hôi công sức của nhân dân, đất nước.

Trên diễn đàn Quốc hội, đại biểu Trần Đình Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh cũng đã phải thốt lên: “Nghị quyết của Đảng nói rằng tham nhũng đang thách thức sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước. Tôi muốn nói thêm là tham nhũng cũng đang thách thức Quốc hội, nguy hiểm hơn là thách thức sự kiên nhẫn, sự chịu đựng của nhân dân”.

Theo ông Nhã, muốn chống tham nhũng phải thay đổi cách đánh và người đánh. Về cách đánh, phải xem tham nhũng như tội xâm phạm an ninh quốc gia. Điều tra một kẻ nội gián, một kẻ khủng bố như thế nào thì cũng phải được phép áp dụng như vậy để điều tra chống tham nhũng. Cùng với việc lập Ban chỉ đạo TƯ do Tổng bí thư đứng đầu, đây là thời điểm chín muồi để Quốc hội lập cơ quan độc lập chuyên trách điều tra tội phạm tham nhũng.

Đề xuất rõ ràng, cụ thể như trên nếu được thực thi may ra mới ngăn chặn được nạn tham nhũng đang hoành hành, gây nhức nhối tâm can của nhân dân, cản trở sự phát triển của đất nước. Chứ cứ vận động và kêu gọi suông thì phỏng có ích gì.

Con người ai cũng có lòng tham, nhưng không phải ai, lúc nào và ở đâu cũng thể hiện lòng tham ấy. Bởi những người có liêm sỉ, có đạo đức, hiểu được lẽ phải, đạo lý, hay như cách nói của đại biểu Đỗ Văn Đương là có “con mắt lương tâm”, sẽ luôn chiến thắng được bản thân.

Còn ngược lại, những hạng tiểu nhân, vô đạo đức, thiếu giáo dục ắt sẽ thể hiện lòng tham vô đáy bất cứ khi nào có thể. Bởi vậy mà không thể kêu gọi, vận động ai đó “tiết chế lòng tham” được. Điều cần hơn hết, quan trọng hơn hết là phải tạo ra những “vòng kim cô” để không một ai có thể tham, không một ai dám tham, dù có điều kiện, cơ hội. 

Theo báo ĐV

 RỪNG LUẬT ĐỂ LÀM GÌ ?

Bài của NGUYỄN QUANG LẬP trên Quechoa 9/11/2012

Đọc cái thống kê của Đào Tuấn về tình trạng đẻ ra rừng luật thấy dễ sợ ( tại đây): “Từ năm 2005 đến nay, đã có tới 445 văn bản hướng dẫn thi hành luật Đất đai. Bình quân, mỗi năm có gần 100 văn bản, (hay cứ mỗi 3 ngày là một văn bản)”…”cứ 1 trang luật đất đai, có tới 19,5 trang hướng dẫn.”…”Một quan chức hàng Cục trưởng có lần cũng thừa nhận: “Dưới Luật Đất đai là 13 nghị định và hơn 200 văn bản hướng dẫn, nhiều khi chúng tôi còn không cập nhật kịp cái nào còn hiệu lực, cái nào hết” Nhiều kinh khủng khiếp như vậy nhưng ” nó đang nằm trong một thực trạng mà Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương gói gọn trong “9 không”: không đầy đủ, không rõ ràng, không cụ thể, không tương thích, không minh bạch, không tiên liệu trước, không hợp lý, không hiệu quả và không hiệu lực.”

Đào Tuấn nói rừng luật để lách luật:” Sự lách luật biểu hiện trong thứ mà Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện từng nói “Thích thì giải quyết, không thích thì thôi”. Quá đúng. Nhưng không lẽ để lách luật mà phải đẻ ra cả rừng luật sao? Với tình trạng sáng tác luật như hiện nay luật nào cũng lách được dễ dàng, cần chi đến cả rừng luật?

Vậy thì đẻ ra rừng luật để làm gì?

  Mình chẳng biết đâu nhưng qua vụ Văn Giang nghe Thủ tướng nói ( tại đây)lại thấy sáng ra một đôi điều: “Để phát triển kinh tế xã hội, ta đã xác định củng cố cơ sở hạ tầng là khâu đột phá, tất nhiên phải thu hồi đất theo quy hoạch. Nhưng phải làm hài hòa để đừng nảy sinh thêm khiếu kiện đất đai, có mâu thuẫn phải giải quyết thỏa đáng, phù hợp”. À ra thế,  đẻ ra luật A1 thấy chưa “hài hòa” lại đẻ ra luật A2, thấy vẫn chưa “hài hòa” lại đẻ ra luật A3, cứ thế đẻ ra Luật An, An+1. v.v… sao cho “hài hòa” cho kì được mới thôi.

Thủ tướng giỏi dùng từ thật, hết “đột phá” đến “hài hòa”, lại còn “thỏa đáng, phù hợp” nữa, toàn từ rất chi là tự trọng, kinh!

Nhưng tại sao không thể làm ra luật ” thỏa đáng, phù hợp” cho  mọi thời? Mới 11 năm thời này thôi mà đã loay hoay “hài hòa” hết luật này sang luật khác, hết vụ này sang vụ khác, hết năm này sang năm khác, thậm chí “mỗi năm có gần 100 văn bản, (hay cứ mỗi 3 ngày là một văn bản),” tức cứ 3 ngày lại có một luật mới?

Mình hỏi một ông bạn dân luật, nói làm ra cái luật ” thỏa đáng, phù hợp”  khó thế cơ à, hay tại dân luật các ông dốt? Ông này cười, nói tụi tôi không dốt, vả lại làm ra cái luật” thỏa đáng, phù hợp”  là quá dễ, dốt mấy cũng làm được, nếu cái sự ” thỏa đáng, phù hợp ” là để vì dân cho dân, chỉ để vì dân cho dân thôi, tuyệt không vì ai khác, cho ai khác.  Khó nhất là luật để đối phó, để chống chế. Thứ luật này làm mấy cũng không thể ” thỏa đáng, phù hợp”, thách cả thế giới làm được đấy!

À ra thế, hiểu rồi hiểu rồi. Té ra cái rừng luật ta đang có là luật đối phó, luật chống chế. Thế còn ai trông coi rừng luật này? Ông bạn dân luật ngửa cổ cười ba tiếng khóc ba tiếng, nói còn ai vào đấy nữa, nếu không phải là bộ phận không nhỏ?

Thật không vậy ta? Nếu đúng vậy thì đến tết Công Gô mới chống được tham nhũng, đừng có mà mơ!

Nguyễn Quang Lập

” LÃNH ĐẠO CÓ VÀO CÓ RA, CÓ LÊN CÓ XUỐNG”

Bài của pv LÊ NHUNG trên VietNamNet 10/11/2012

 Thảo luận về dự thảo Nghị quyết lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, ĐB Phạm Văn Tam (Hà Nam) đề nghị phải làm nghiêm để tránh tư tưởng một số vị lãnh đạo trước kỳ bầu cử thì tìm cách né tránh, giữ mình. Nhưng hễ trúng cử rồi thì không còn gì lo ngại vì biết không ai thay đổi được “cái ghế” của mình.

Bản chất bỏ phiếu là bất tín nhiệm
Nên bỏ phiếu tín nhiệm 49 nhân sự cấp cao
Phải thay được người không còn uy tín

Nghiêm cấm từ chức để trốn trách nhiệm

Ông Tam đề xuất Nghị quyết phải đưa ra quy định chặt chẽ về vấn đề cán bộ tự nguyện xin từ chức. Và mỗi cán bộ lãnh đạo nên có tư duy xem từ chức là chuyện bình thường khi chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Ông Tam cũng lưu ý đề phòng một số vị từ chức để trốn tránh trách nhiệm.

Tại phiên thảo luận, nhiều ĐB cho rằng nên đi thẳng vào khâu “bỏ phiếu” và chỉ khoanh vùng trong nhóm 49 cán bộ chủ chốt bởi lo ngại hai quy trình từ lấy phiếu đến bỏ phiếu sẽ khiến mục tiêu đưa khỏi bộ máy những người không xứng đáng khó lòng đạt được. Việc khoanh trong nhóm cán bộ chủ chốt sẽ đảm bảo mục tiêu giám sát với các chức danh mà chỉ đạo, điều hành của họ tác động đến số đông.

ĐB Phan Văn Tường (Thái Nguyên) phản ánh, cử tri đang cho rằng hai quy trình như hiện nay là tương đối lòng vòng. Đề nghị nên bỏ phiếu hàng năm với nhân sự cấp cao để tránh tràn lan, hình thức. Việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ là một kênh nằm trong quy trình công tác, được áp dụng ở nhiều nơi nên không nhất thiết phải tiếp tục đưa ra QH, HĐND.

ĐB Phan Văn Tường: Hai quy trình là tương đối lòng vòng

 Ông Tường cũng nêu nghịch lý, các chức danh chủ chốt chỉ bầu một lần ở QH và chỉ cần kết quả “quá bán” là đủ điều kiện phê chuẩn. Vậy nhưng đến khâu đánh giá cán bộ thì lại đưa ra một quy trình lòng vòng. Trong đó một số điều kiện để đi đến “bỏ phiếu” là khó khả thi (như có 20% ý kiến ĐBQH hoặc đề xuất của các ủy ban).

“Cán bộ lãnh đạo thì phải có vào có ra, có lên có xuống”, ông Tường nói.

Quyền năng của QH là thể hiện tín nhiệm với chức danh do chính QH phê  chuẩn song trong số 5 điều kiện để đưa cán bộ ra bỏ phiếu thì có tới 2 điều kiện từng được nêu trong các luật hiện hành song không khả thi. Các điều kiện còn lại cũng dễ phát sinh tiêu cực. Trong khi đó, theo ông Tường, phải xem việc bỏ phiếu tín nhiệm ở QH là chuyện bình thường. Cũng để gửi thông điệp tới các vị lãnh đạo rằng nhiệm kỳ 5 năm không dài, cần toàn tâm toàn ý phục vụ quốc gia ngay từ ngày đầu nhậm chức.

Đồng thời, việc chọn các chức danh chủ chốt cũng sẽ có tác dụng “cảnh tỉnh” với những vị cán bộ ở cấp dưới.

Đa số ĐBQH tán thành với các phân tích trên và đề xuất Thường vụ QH nên phát phiếu lấy ý kiến khi thông qua Nghị quyết để xem bao nhiêu người chọn phương án mở rộng đối tượng.

Nói như ĐB Phạm Minh Tấn (Đắk Lắk), thà làm ít mà tốt còn hơn dài trải, hình thức. Còn Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Phúc thì nói vui, việc kê khai tài sản làm dàn trải, rồi căn bệnh đầu tư dàn trải và đến bây giờ nếu lại lấy phiếu tín nhiệm dàn trải thì không hiệu quả.

Để dân giám sát người “hứa trước quên sau”

Phát biểu tại hội trường, nhiều ĐBQH thốt lên, lo nhất vẫn là việc thiếu thông tin để bỏ phiếu cho chính xác. Hơn nữa, các ĐBQH cũng muốn để người dân được tham gia bỏ phiếu.

Để có thêm thông tin giúp ĐB bỏ phiếu khách quan, chính xác,  ĐBQH Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ) đề xuất cần thêm ý kiến từ cơ quan làm việc, đánh giá của Thường vụ QH (hoặc HĐND). Đặc biệt, người được đưa ra lấy phiếu cũng phải báo cáo kết quả xác minh về những nội dung đơn thư tố cáo liên quan hoặc những vấn đề công luận nghi vấn.

ĐB Phạm Văn Tam: Đề phòng một số vị từ chức để trốn tránh trách nhiệm

 Ông Khánh cũng đề nghị, Mặt trận Tổ quốc nên tập hợp thêm ý kiến của nhân dân. “Chứ nếu không chỉ có mỗi bản tự kiểm điểm, tự giải trình của người được lấy phiếu là chưa đủ. Vì cần phải làm chắc chắn, cẩn thận, công tâm, đồng thời tránh được sự lợi dụng từ phía các thế lực thù địch”, ông Khánh nói.

ĐB Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) cũng khẳng định, phải để người dân được trực tiếp thể hiện ý kiến và quan điểm. Vì vậy, trước khi tiến hành lấy phiếu, nên có một cuộc điều tra dư luận xã hội. “Có thể giao cho một cơ quan điều tra dư luận xã hội, phối hợp Ban tuyên giáo TƯ, hoặc Viện khoa học xã hội”, ông Việt nói.

Nói như ĐB Nguyễn Thúy Hoàn (Thái Bình), người dân đang rất trông đợi chủ trương này đi vào thực tiễn bởi đây là  một thước đo với các vị lãnh đạo. “Lâu nay, thước đo chỉ số hài lòng của dân chưa thật cụ thể, thậm chí  còn rất hình tượng. Việc lấy phiếu tín nhiệm dường như là điều không tưởng. Người dân không có quyền quyết định sinh mạng của cán bộ nhưng cán bộ lại cho mình quyết định tất cả. Nên mới dẫn đến tình trạng một bộ phận cán bộ suy thoái, ích kỷ, xa dân, quên đi trách nhiệm với dân, chỉ chăm chăm lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm”, bà Hoàn nói.

ĐB Phạm Trường Dân cũng kỳ vọng, việc bỏ phiếu tín nhiệm nếu được làm nghiêm túc sẽ đáp ứng được mong mỏi của dân, đó là giám sát các vị lãnh đạo do dân bầu ra. Tránh tình trạng không ít người “hứa trước mà quên sau, hứa rồi không làm”.

Nghị quyết sẽ được biểu quyết vào cuối kỳ họp.

Phó chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Phúc: ĐB có quyền đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm

Phải chú ý đến quyền của ĐBQH. Nên tính đến tình huống từng ĐBQH sau khi tiếp xúc cử tri, sau khi đi giám sát, sau khi chất vấn có quyền đề xuất xem xét bỏ phiếu tín nhiệm. Vì thực tiễn tại kỳ họp QH vừa qua đã xuất hiện tình huống này rồi.

ĐBQH có quyền trình luật, có quyền đề xuất bổ nhiệm thì cũng phải có quyền đề xuất bãi nhiệm. 

Tất nhiên đã có quy định phải có đề xuất của 20% ĐBQH, của các ủy ban, nhưng tôi cũng đề nghị mỗi ĐBQH  có quyền đề xuất đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh.

 

  • Lê Nhung – Ảnh: Minh Thăng

PHIẾU TÍN NHIỆM VÀ THẮC MẮC CỦA CHỊ HÀNG THỊT

Bài của ĐÀO TUẤN trên Quechoa 11/11/2012 

Trong buổi sáng mà Quốc hội thảo luận việc lấy phiếu tín nhiệm với xủng xoảng 49 chức danh cao nhất, tầm cỡ “lãnh đạo đất nước”, có một câu hỏi cắc cớ đã được đặt ra: Thế em có được lấy phiếu tín nhiệm với ông Chủ tịch phường không? Vì sao? Vì ông Chủ tịch phường vẫn thu tiền thuế, trong khi vẫn cho công an đuổi.
Đây là câu chuyện phổ biến, với một ông Chủ tịch X, ở một phường Y nào đó. Và người đặt câu hỏi là một “chị hàng thịt” vô tình nghe các dân biểu thảo luận trực tiếp qua truyền hình. Bỏ ngoài chuyện đúng sai của câu chuyện, thực ra, những người bình dân- thực tế đang chiếm số đông trong phạm trù nhân dân- chỉ quan tâm đến những quan chức bình thường nhất. Đó là ông Chủ tịch phường “vẫn chỉ đạo thu thuế, trong khi vẫn cho công an đuổi”. Đó là những vị trưởng phòng, giám đốc sở- đáng lẽ phải chịu trách nhiệm về thái độ, hành xử của viên chức dưới quyền trong việc đối xử hàng ngày với dân.
Nhớ hôm QH thảo luận ở tổ, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam,  Nguyễn Phước Lộc đã đề nghị bổ sung đối tượng cần lấy tín nhiệm là các cấp là giám đốc các sở ban, ngành vì theo ông “Đó là những người kiêm nhiệm, trực tiếp điều hành”. Sáng nay, vấn đề này lại được lặp lại khi ĐBQH Phạm Văn Tam cho rằng chúng ta đã bỏ ngoài hàng loạt các “Giám đốc các sở ngành cấp tỉnh, trưởng phòng ban cấp huyện cấp xã”, dù đây là những trực danh “liên quan trực tiếp đến nhân dân”. Ông Tam đề xuất: “Cứ để HĐND lấy tín nhiệm”. Bởi nếu không, họ sẽ không chịu trách nhiệm gì trước nhân dân”.
Sáng nay, mối quan tâm của người dân đã được ĐBQH Nguyễn Bắc Việt nói tại nghị trường: “Đối tượng họ nói cũng rất rõ “liên quan đến quyền và tiền”. Chỉ gọn thế thôi”. Và nếu trong phạm trù “quyền và tiền”, thì bộ mày chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã chính là lực lượng “quyền và tiền” đông nhất, va chạm nhiều nhất với người dân. Và, nếu dân chúng có bức xúc với chính quyền, thì đây cũng là những địa chỉ gây bức xúc.
Ấy thế mà việc lấy tín nhiệm đối với các đối tượng ngoài “49 chức danh chủ chốt” này được các vị ĐBQH liên tục sử dụng từ bình luận: “quá rộng”, “quá loãng”, “quá tản mạn” hay “tràn lan”, “không hợp lý”, “sợ hình thức” để lắc đầu với việc mở rộng hơn, đối với các chức danh “trực tiếp tiếp xúc với người dân, hàng ngày, ở cơ sở”.
Không phải là không có ý kiến, dù chỉ thiểu số, đề xuất rằng “Việc lấy phiếu tín nhiệm cần phải để người dân tham gia, vì thực ra, đó là chính là việc của dân mà các ĐBQH chỉ là người gián tiếp thực hiện sự tín nhiệm”. Nhưng dường như, mỗi quan tâm của người dân, chị hàng thịt chẳng hạn, vẫn bị bỏ ngoài thị trường.
Có một ý kiến tuyệt hay đã được phát biểu tại nghị trường sáng nay. “Việc lấy phiếu và bỏ phiếu cần qua hình thức “điều tra dư luận xã hội”. Cụ thể hơn, việc điều tra nên giao Ban tuyên giáo TƯ tiến hành trước khi QH lấy phiếu. Cái hay là ở chỗ việc “điều tra dư luận xã hội” sẽ là kết quả chính xác nhất phản ánh tâm nguyện, và cũng là sự tín nhiệm của người dân. Người dân không có quyền “bấm nút” tại nghị trường, đương nhiên, nhưng việc “điều tra dư luận xã hội” sẽ khiến việc ấn nút của các vị đại biểu dân cử, chí ít cũng có đối sánh, rằng nó có trùng với đông đảo ý kiến cử tri mà họ đại diện hay không.

Theo blog ĐT

 BÀN VỀ CHỐNG THAM NHŨNG : TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI!

Bài của Tâm Sự Y Giáo trên QueChoa 10/11/2012

 

Chủ đề thảo luận về Luật phòng chống tham nhũng trong ngày hôm nay 9-11-2012 tại Quốc hội gần như được tất cả các báo đăng tải. Nhiều ý kiến được mô tả là quyết liệt, cương quyết, gay gắt, …, nhưng xét cho cùng, rồi cũng như bao lần khác, chỉ dừng lại ở mức “làm nóng nghị trường”! Theo tường thuật của VTC:

– Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng): Phải coi tham nhũng như ma túy, phản quốc. Qui định có 12 hành vi tham nhũng, nhưng tội danh cố ý làm trái thì lại bỏ ra ngoài.

– Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng): Cần quyết liệt thực hiện kê khai tài sản.

– Đại biểu Ngô Văn Minh (Quang Nam): Tham nhũng bây giờ không phải phòng chống nữa mà là phải tiêu diệt. Cần phải xem tội tham nhũng như là tội hình sự nặng nhất như tội phản quốc, chống lại chế độ, chống lại Chính quyền nhân dân.

– Đại biểu Trương Thái Hiền (Kiên Giang): Phải coi tham nhũng như giặc ngoại xâm.

– Đại biểu Trần Văn Độ (An Giang): Vấn đề bây giờ không phải qui định luật nghiêm khắc hơn nữa vì Bộ luật Hình sự đã qui định rất nghiêm khắc, coi tham nhũng như tội giết người. Điều cần làm là thực thi nghiêm minh hơn nữa.

– Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai): Tham nhũng chủ yếu ở những người có quyền, và muốn có chức quyền thì phải là Đảng viên. Do đó chống tham nhũng chính là … bảo vệ Đảng.

Thú thật với các ông nghị, bà nghị (mà sau đây xin gọi tắt là ông bà, cho tiện), nghe các ông bà phát biểu mà nhà tôi đây có cảm tưởng rằng trên đất nước Việt Nam này, không còn tội gì to hơn là cái tội THAM NHŨNG. Bởi lẽ những tội ghê gớm nhất, khủng khiếp nhất, tỉ như giết người, phản quốc, chống chế độ, chống chính quyền nhân dân, giặc ngoại xâm, ma túy… đều đã được các ông bà đưa ra so sánh và coi như ngang bằng với tội tham nhũng. Nói chung, tội tham những là một dạng … tội ác, ác kinh khủng khiếp!

 Các ông bà tuy đã nhiệt tình quyết liệt hạch tội tham nhũng của những thằng cha nào đó, nhưng có thể vẫn còn khiếm khuyết, ấy là vì ông bà chưa so tham nhũng với tội … hiếp dâm ! Lời lẽ của ông bà tuy có vẻ đao to búa lớn, nhưng rốt cuộc cũng chỉ là loay hoay, bất lực, đau đớn, không có lối ra.

Hẳn ông bà cũng thừa biết, mà bất cứ ai là người bình thường cũng đều biết, tham nhũng bây giờ là không thề phòng được, không chống được, chứ đừng nói là tiêu diệt.

Chừng nào còn có những thế lực cao hơn cả luật pháp thì chừng đó ông bà cũng chỉ có thể chống tham nhũng … bằng miệng mà thôi! Chống tham nhũng, thực chất là chống lại những kẻ đang ngồi xổm trên cả luật pháp. Ông bà hãy liệu sức có chống được không? Có mà chạy đằng trời, nhá !

Tiếng nói của ông bà dù cho có vẻ cương quyết, kiên quyết, quyết liệt, gay gắt… trong vấn đề phòng chống tham nhũng thì tiếc thay, cũng chỉ là … tiếng chim hót trong bụi mận gai.

Buồn thay, có lúc tiếng hót ấy lại là khúc nhạc đệm, là âm thanh trang trí làm vui tai cho một bữa tiệc chỉ toàn bánh vẽ.

Chống tham nhũng! Hãy chống đi, hãy chống đi! Trước khi chống, ông bà nên nhớ lại câu chuyện bầy chuột bàn cách treo chuông vào cổ mèo!

Theo blog TSYG

BẮT SÂU TẬN GỐC !

 Bài của NGUYỄN QUANG LẬP trên Quechoa 03/11/2012

Sâu ở đây không chỉ là bọn tham nhũng, bọn đấy tất nhiên là sâu rồi khỏi phải nói. Sâu tham nhũng tất nhiên ai cũng ghét, tất nhiên ai cũng muốn loại bỏ chúng.

Những ai yếu về năng lực, kém về phẩm chất mà vẫn tồn tại lâu dài trong bộ máy công quyền cũng gọi là sâu. Nếu anh không tham nhũng nhưng anh im lặng trước tham nhũng, nhắm mắt làm ngơ hoặc bao che cho tham nhũng thì anh cũng là đồng bọn của tham nhũng, chính anh là sâu đấy, gọi là sâu ăn hại.

 Sâu ăn hại có rất nhiều loại, nhiều nhất là những kẻ bất tài, vô thưởng vô phạt, leo cao chui sâu vào bộ máy công quyền không phải nhờ năng lực, nói thẳng là nhờ tiền, nhờ quan hệ, nhờ vào dòng họ người thân, và nhờ cả những ràng buộc trong cái gọi là lợi ích nhóm. Tại diễn đàn Quốc hội kì này, đại biểu Nguyễn Bá Thanh  đã chỉ loại cán bộ “chả ưu điểm, khuyết điểm gì cả, nếu cứ ì ạch như thế mà vẫn tồn tại cả nhiệm kỳ thì chết thiên hạ.” Chính là ông Nguyễn Bá Thanh đang nói đến loại sâu này.

Loại sâu này có vẻ như vô hại nhưng thực sự có hại, bởi vì chính nó làm ngưng trệ, đình đốn sự nghiệp kiến quốc nước nhà, trực tiếp cản trở công cuộc chống tham nhũng của Đảng. Bằng vào thói quan liêu, sự vô trách nhiêm, chính loại sâu ăn hại đã tạo ra khe hở cho sâu tham nhũng đục khoét, trỏ lối cho sâu tham nhũng ẩn nấp và mở đường cho sâu tham nhũng tháo chạy. Cho thấy tội của sâu ăn hại là rất trầm trọng.

Để loại bỏ loại sâu ăn hại này có nhiều cách mà dự thảo nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn  là một cách hữu hiệu. Đại biểu Bùi Thị An đã nói: “Việc bỏ phiếu tín nhiệm là rất quan trọng và cấp thiết vào thời điểm hiện nay, vừa có tác dụng răn đe, giám sát và góp phần thanh lọc những “con sâu” trong bộ máy.

Nhưng thanh lọc sâu qua bỏ phiếu tín nhiệm xét cho cùng chỉ là cách hớt ngọn. Phải triệt tận góc, không để cho loại sâu này chui vào hoặc tiếp tục chui vào bộ máy công quyền, mới là điều căn bản. Muốn vậy phải bạch hóa thông tin tất cả những ai được Đảng cử dân bầu cho dân được tường tận họ đã làm gì, làm như thế nào, thái độ của họ trước mọi vấn đề của đất nước và chính kiến của họ trước những lựa chọn trong các đề án, dự thảo, dự án liên quan đến quốc kế dân sinh và sự tồn vong của đất nước.

Liên quan đến bỏ phiếu tín nhiệm của QH, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đã nói rất đúng rằng: “khi bỏ phiếu tín nhiệm nên công khai số phiếu để cử tri biết, qua đó cử tri đánh giá đại biểu đã thực hiện sự ủy quyền của mình như thế nào.”. Hoan hô bà Nguyễn Thị Kim Thúy, bà đã nói đúng ý dân. Hãy để cho dân kiểm soát được đại biểu của mình, đó là cách đúng đắn nhất để loại bỏ sâu từ góc.

 Sở dĩ sâu ngang nhiên leo cao chui sâu trong bộ công quyền, Đảng và Nhà nước bắt không xuể, chỉ vì khẩu hiệu “Dân biết dân bàn dân kiểm tra” không được tôn trọng, nó luôn bay phấp phới trước mũi dân nhưng chưa lúc nào thành hiện thực. Buồn thay.

Nguyễn Quang Lập

 BỆNH HOÀNH TRÁNG VÀ TÌNH TRẠNG “LÃNG PHÍ CHIẾN LƯỢC”

Bài của ĐÀO TUẤN trên Quechoa 2/11/2012

Vì sao ngân sách giảm thu, để đến nối không bố trí được khoản chi thường xuyên, tối quan trọng và đã được hoạch định lộ trình sẵn là lương. Cử tri và nhân dân đã không được trả lời khi QH thảo luận về một trong những vấn đề quan trọng của đất nước là ngân sách.
Buổi thảo luận, ở một ý nghĩa nào đó, giống với một cuộc than khổ tập thể, khi các bộ, ngành, địa phương coi đó là một cơ hội trình bày sự khốn khó, để xin tiền ngân sách. Mà Ngân sách 2013 thì nào có dư dả gì. Có 180 ngàn tỷ. Con số mà ĐBQH Trần Quang Chiểu đánh giá là “thấp nhất trong các năm”, thậm đến mức “chưa nhìn tới mục tiêu trung dài hạn”.
Có câu “Có thực mới vực được đạo”. Chính sự thiếu hụt trong đồng tiền ngân khố là câu trả lời chính xác nhất cho chất lượng của sự phát triển, của những lạc quan và bi quan về trình trạng của nền kinh tế.
Hôm qua, Bộ trưởng Vương Đình Huệ, trịnh trọng như một ông giáo làng, đã dùng hình ảnh “tấm chăn” để nói về ngân sách nhà nước: “co đầu này thì đầu kia sẽ thiếu”. Thế còn thành tích vượt thu 98 ngàn tỷ năm 2010? Thế còn 74 ngàn tỷ “vượt kế hoạch thu”? Thế còn trách nhiệm của một tư lệnh tài chính phải biết “khéo co”, phải biết “căn cơ” như chữ dùng cùa chính Bộ trưởng?
Nhưng cái khó của miếng bánh ngân sách ngày hôm nay đang có tác dụng lột tả những khoản chi cực kỳ hoành tráng, không tí “khéo co”, cũng không hề “căn cơ”. Đó là dự án cảng Vân Phong, vốn đầu tư tăng từ 3 ngàn tỷ ban đầu, lên 6 ngàn tỷ lúc khởi công, và nay dự kiến lên đến 10 ngàn tỷ. Thứ đội giá mà Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng gọi là “Lãng phí chiến lược”.
Đó là Hà Giang, với đại công trường đang bỏ hoang. Nói như Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên “Dù Hà Giang từng bị kỷ luật vì nợ đầu tư xây dựng cơ bản 1.100 tỉ đồng, nhưng đến nay số nợ của Hà Giang gấp 10 lần số thu ngân sách địa phương”.
“Căn bệnh hoành tráng” phổ biến mà ĐBQH Nguyễn Thành Tâm nói tới đã khiến một tỉnh miền núi còn nghèo, với toàn bộ nguồn thu đáp ứng 10-12% tổng chi và hàng năm “vác rá” xin tiền ngân sách, đã “trăm hoa đua nở” với chiến dịch đầu tư hàng ngàn tỷ cho xây dựng cơ bản. Tất nhiên, những con số “ngàn tỷ” này là tiền âm, có được  bằng cách đề nghị DN ứng vốn. Có một thời, các ngân hàng thương mại của Hà Giang có tổng nợ xấu cao nhất nước, với khoảng 25% số nợ. Có ngân hàng có tới 80% dư nợ là nợ xấu. Căn bệnh hoành tráng một thời giờ đã biến Hà Giang thành một con nợ khổng lồ và dư trấn của nó nặng nề đến nỗi không biết bao giờ Hà Giang mới có thể gượng dậy, chứ chưa nói đến việc trả nợ.
Nhưng Hà Giang chưa bao giờ là cá biệt. Miếng bánh ngân sách từ TƯ đến địa phương đã được đầu tư quá tràn lan, dàn trải, và thực tế, đang bị chôn vùi trong cỏ dại ở những đại công trường hoang tàn, trong phong trào “người người sân bay, nhà nhà cảng nước sâu”, và không thể không nói đến một con số khổng lồ về nguồn lực khi cả triệu tỷ đồng (không biết là bao nhiêu con số nữa) đang “chôn trong đất”. Đến mức đánh giá của Bộ Tài chính nói về tình trạng này với mấy chữ “diễn ra khá phổ biến và ở mức độ khá nghiêm trọng”.
“Tấm chăn ngân sách” đang bé lại, mỏng đi. Có lẽ không “khéo co” cũng không được. Nhưng ai sẽ phải là người khéo co nếu như trước hết không phải là tư lệnh ngành tài chính.

Theo blog ĐT

” BỎ PHIẾU VÌ CÁI GHẾ , CHỀ ĐỘ SẼ SUY VONG”

Bài của pv TÁ LÂM trên VietNamNet 26/11/2012

 Những người cầm lá phiếu bỏ phiếu tín nhiệm vì lợi ích cá nhân hay vì cái ghế mình đang ngồi thì chế độ sẽ suy vong – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định. 

>> Cử tri bức xúc chuyện ‘hộ chiếu lưỡi bò’ TQ

>> Chủ tịch nước: Sợ trù úm thì đất nước ra sao?

Ngày 26/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tổ đại biểu Quốc hội số 1 đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 1, TP.HCM.

Đừng để dân mất lòng tin

Tháng 6 năm sau, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với các nhân sự cấp cao của Chính phủ và Quốc hội. Hầu hết các ý kiến của cử tri đều bày tỏ vui mừng trước thông tin Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội hoặc HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Tuy nhiên, họ cho rằng, trong 3 mức độ để đánh giá cán bộ là “tín nhiệm”, “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm thấp” thì những người bỏ phiếu thường có tư tưởng “dĩ hòa vi quý” sẽ bỏ phiếu ở mức độ “tín nhiệm” vì không ảnh hưởng đến ai. Cử tri yêu cầu người bỏ phiếu tín nhiệm cần tập trung và thể hiện rõ quan điểm của mình, không bị chi phối bởi người khác và không thiên vị cho bất cứ ai.

 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không ai có quyền đoán cấm báo chí chống tham nhũng. Ảnh: Tá Lâm

Cử tri Phạm Thị Nga (phường Bến Thành) cho rằng, việc bỏ phiếu tín nhiệm rất được lòng tin của người dân. Tuy nhiên, bà băn khoăn, trong thực tế bỏ phiếu tín nhiệm còn thể hiện sự vận động, có thể xảy ra mua chuộc, tiêu cực, mua lá phiếu tín nhiệm.

Trả lời cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm đối với các nhân sự cấp cao là một việc làm cụ thể trong tổng thể những giải pháp chống tham nhũng. “Việc này nếu làm tốt, đúng đắn, hiệu quả thì chắc chắn sẽ xoay chuyển tình thế”, ông Trương Tấn Sang nói.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, mỗi người cầm lá phiếu phải có trách nhiệm đầy đủ, khách quan, công tâm, vì sự nghiệp của đất nước chứ không phải vì lợi ích cá nhân hay vì cái ghế của mình đang ngồi.

“Nếu vì cái ghế mình đang ngồi thì chế độ sẽ suy vong. Muốn chế độ vững bền thì người cầm lá phiếu phải đầy trọng trách”, ông khẳng định.

Theo Chủ tịch nước, chất lượng lá phiếu phụ thuộc vào người đại biểu Quốc hội.

“Cử tri là những người bầu ra đại biểu Quốc hội nên cử tri cũng phải có trách nhiệm đòi hỏi đại biểu làm đúng ý chí của mình. Còn nếu không thực hiện ý chí đó là không còn tư cách đại biểu nữa. Tôi hy vọng rằng, các vị đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trên cả nước đừng để mất lòng tin của dân khi họ đã bỏ phiếu cho mình”, ông nói.

Không ai có quyền cấm báo chí chống tham nhũng

Ngoài bỏ phiếu tín nhiệm, vấn đề chống tham nhũng một lần nữa được cử tri quận 1 bức xúc gay gắt. Họ cho rằng, Quốc hội đã nhất trí thành lập Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng bí thư đứng đầu, liệu có làm an lòng dân không, bởi vì từ trước đến nay “nói hoài, nói mãi” mà vẫn không đẩy lùi được.

Cử tri Nguyễn Thị Hiệp (phường Bến Thành) nhắc lại lời Chủ tịch nước khi trả lời cử tri quận 1 trong một lần tiếp xúc trước đây rằng, vấn nạn tham nhũng chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. “Nhưng hôm nay, vấn nạn này đã phổ biến, không còn là con sâu làm rầu nồi canh nữa mà là nồi canh sâu. Chủ tịch nước có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này?”, cử tri Hiệp nói.

Hay như cử tri Trần Văn Lân cho rằng, “nhóm lợi ích” cũng là biểu hiện của tham nhũng. Tuy nhiên, cách xác định “nhóm lợi ích” này chưa được cụ thể hóa. “Tôi đề nghị, khoa học hóa nhóm lợi ích để bắt bệnh”, ông Lân nói.

Còn cử tri Phạm Thị Nga (phường Bến Thành) đề nghị, nên rộng mở quyền cho báo chí viết bài về chống tham nhũng. “Nếu phát hiện thấy tham nhũng, tiêu cực thì Đảng và Nhà nước phải tiếp thu và có biện pháp xử lý ngay”, bà Nga nói.

Trả lời cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, kênh thông tin báo chí rất quan trọng trong việc phát hiện những vụ tham nhũng, lãng phí. “Gần đây, tôi nghe anh em than vãn là kênh này không được coi trọng lắm và cũng nghe nói, đồn thổi ông A, ông B, ông C ra lệnh cấm đoán. Không ai có quyền. Nếu cấm là phải nhân danh cái gì và phải căn cứ đạo luật nào đã quy định thì mới được quyền”, Chủ tịch nước khẳng định.

Còn những trường hợp đấu tranh, tố cáo tham nhũng bị trù úm, trù dập, ức hiếp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, trong trường hợp đó phải đấu tranh lại. “Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người chứ không thể trù úm cả dân tộc này”, Chủ tịch nước nhắc lại.

Tá Lâm

 

 

 


Bình luận về bài viết này

Chuyên mục